Malala Yousafzai (sinh năm 1997, Pakistan) được biết đến với các hoạt động bảo vệ quyền lợi giáo dục của nữ giới từ khi còn nhỏ. Cô nhận bằng thạc sĩ danh dự của Đại học Edinburgh và trở thành nhà đồng sáng lập Quỹ Malala, chuyên giúp các trẻ em gái ở những nước đang diễn ra xung đột được tiếp cận với giáo dục. |
Năm 2012, khi đang trên đường từ trường về nhà, Malala bị một nhóm phiến quân giấu mặt bắn vào đầu và may mắn thoát chết. Trước đó, 10X từng nhiều lần công khai chỉ trích Taliban vì tước đoạt quyền được giáo dục của nữ giới và viết blog cho BBC để mô tả cuộc sống của mình dưới chế độ của tổ chức khủng bố này. |
Lớn lên ở một đất nước đầy biến động đã khiến cô gái trẻ trở thành một người mạnh mẽ, luôn đấu tranh cho nhân quyền và những người không có tiếng nói. Malala là niềm cảm hứng cho hàng triệu người và đại diện cho quyền phụ nữ của nhiều nơi trên thế giới. |
“Chúng ta phải giúp những cô gái chống lại các rào cản, định kiến trong cuộc sống và khuyến khích họ đứng lên, dũng cảm lên tiếng, vượt qua nỗi sợ trong lòng”, Malala nói với Forbes. |
Năm 2014, với những cống hiến của mình cho nhân quyền, Malala là người trẻ nhất mọi thời đại đoạt giải Nobel Hòa bình. Năm 2017, cô được bổ nhiệm là Đại sứ Hòa bình của Liên Hợp Quốc. |
Cựu Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi từng nói về Malala như một anh hùng của Pakistan. “Cô ấy là người có tầm ảnh hưởng trong lịch sử của Pakistan. Thế giới đã vinh danh cô và Pakistan cũng sẽ như vậy. Đây là quê hương của cô ấy. Malala không còn là một công dân bình thường nữa, việc đảm bảo an toàn cho cô ấy là nhiệm vụ của chúng tôi”, ông chia sẻ. |
Năm 2019, 9X xuất bản cuốn sách "Tôi là Malala" để kể về cuộc đời, lòng dũng cảm và niềm tin mãnh liệt của cô gái người Pakistan. “Chúng ta sẽ nhận ra tầm quan trọng của tiếng nói khi chúng ta im lặng. Một đứa trẻ, một giáo viên, một cuốn sách, một cây bút có thể thay đổi thế giới”, Malala viết trong sách của mình. |