Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái Việt lên báo New York Times nhờ nghị lực phi thường

Mặc dù bị gia đình phản đối, đốt sách vở nhiều lần nhưng Tay Thi vẫn quyết tâm đi học, phấn đấu trở thành cô giáo. Chính nghị lực phi thường này đã khiến tờ New York Times ca ngợi.

Ngày 24/5, trên New York Times - một trong những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới đã đăng bài "Graduate of the year" (Sinh viên của năm) nói về một cô gái trẻ người Việt có tên Tay Thi Nguyen.

Tuổi thơ ngủ gầm cầu thang của nữ sinh Việt xuất sắc tại Úc

Xuất thân là trẻ đường phố nhưng Đặng Thị Hương khiến nhiều người ngưỡng mộ vì nghị lực vượt khó và sự kiên trì, hiếu học.

Trong bài báo, phóng viên Nicholas Kristof cho biết, cô là một trong những người mạnh mẽ, kiên cường nhất mà anh từng gặp. Mặc dù chỉ nặng 43 kg, cao khoảng 1,5 m nhưng cô gái này lại mang trong mình một ý chí phi thường.

Hình ảnh cô gái Việt được tờ New York Times ca ngợi bởi nghị lực phi thường, luôn vươn lên trong cuộc sống.

Tay Thi khiến tác giả bài báo khâm phục khi luôn nhịn đói để tiết kiệm tiền chi trả học phí. Trong quá trình học, cô đã 3 lần ngất xỉu ngay tại bục giảng song vẫn quyết không bỏ cuộc. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đó, cô đã trở thành người đầu tiên trong làng tốt nghiệp đại học. Và theo Nicholas, cô xứng đáng là người đại diện tiêu biểu cho lễ tốt nghiệp đại học của năm trên thế giới.

Là con thứ 8 trong một gia đình làm nông nghèo khó ở Đồng bằng sông Cửu Long, cô gái bé nhỏ bị gia đình nhất quyết phản đối chuyện học hành, thi cử. Từ khi học hết tiểu học, cô đã phải sống xa gia đình, lên TP.HCM làm người giúp việc, kiếm tiền phụ cha mẹ.

Song điều đó cũng không khiến cô gái 20 tuổi từ bỏ con đường học vấn của mình. Chính vì vậy mà "mẹ tôi đã rất tức giận" - cô nói. Thậm chí, năm cô học lớp 8, mẹ cô còn đốt hết sách vở để buộc con gái không thể đến trường. Trái với mong muốn của mẹ, cô vẫn mượn sách vở của bạn và tiếp tục việc học.

Năm lớp 12, một lần nữa cô gái bị mẹ đốt toàn bộ số sách vở trong nhà. Nhưng cô vẫn bí mật giấu gia đình chuẩn bị ôn thi đại học. Trong khi bạn bè đồng trang lứa được người nhà đưa đón thì cô phải một mình đi thi và chịu sự trách mắng của cha mẹ. Tuy nhiên, có lẽ đó lại chính là động lực giúp cô thi đỗ đại học.

Những ngày tháng sinh viên, không có sự trợ cấp của gia đình, cô hết sức vất vả. Cô luôn phải cố gắng tiết kiệm từng đồng để có thể đủ tiền chi tiêu cho cuộc sống. Cô gái Long An làm việc vào mọi lúc không phải đến trường. Có những thời điểm, ban ngày cô làm tại nhà máy, đêm đến lại phục vụ ở một quán ăn đến 2h sáng.

Thời gian đó, cô thường giới hạn và lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân trong mức 3,5 USD/tuần (khoảng 75.000 đồng). Chính vì vậy, cô luôn trông thiếu sức sống, suy dinh dưỡng.

Các giáo sư và sinh viên tại trường phát hiện cô bị đói, không có tiền nên đã giúp đỡ nhưng với nữ sinh này đó là một sự sỉ nhục. "Tôi rất buồn" - cô nói. Nhưng giờ nghĩ lại cô cảm thấy biết ơn lòng tốt và sự cảm thông của mọi người lúc ấy.

Từ khi còn nhỏ, ước mơ của cô là được làm trong ngành giáo dục. Thời qua, cô đã thuyết phục thành công anh trai đi học lại để trở thành một kỹ sư cơ khí, thay vì dân lao động chân tay. Ban đầu anh không đồng ý, cô đã tự đăng ký, chọn ngành học và khuyến khích anh mỗi ngày cho đến khi anh tốt nghiệp.

Sau đó, cô gái Long An đã thúc đẩy em trai mình học đại học và giờ anh là sinh viên năm nhất. Chính nhờ những việc làm này mà giờ cha mẹ dần tin tưởng hơn vào con đường cô lựa chọn.

Hiện cô cố gắng để được làm giáo viên tại làng quê của mình. "Tôi muốn thay đổi suy nghĩ của mọi người. Đó là cách để giúp đỡ các trẻ em ở đất nước của tôi" - cô nói.

Nghị lực phi thường của cô gái hóa chất

Đang là sinh viên năm thứ 3 ĐH Lâm nghiệp, Thúy Hằng bất ngờ bị bỏng 80% khi nỗ lực cứu bạn cùng phòng.

Trần Linh

Bạn có thể quan tâm