Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô giáo Lê Na và chuyện 'ném đá' của cộng đồng mạng

TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ quan điểm với Zing.vn xung quanh clip cô giáo Lê Na mâu thuẫn với học sinh gây xôn xao.

Sẽ chẳng bao giờ tôi muốn nói ý kiến của mình về những vụ lùm xùm xung quanh người khác. Tuy nhiên, lần này, tôi buộc phải nói ra cảm xúc của chính mình về vụ việc đang rất ồn ào, bởi vì có vẻ nó không còn chỉ liên quan một cá nhân hay cơ quan, mà đã trở thành vấn đề xã hội.

Sau khi quan sát rất kỹ, đọc hết mọi ý kiến nhiều chiều, cảm xúc của tôi là cảm thấy hoảng sợ và vô cùng lo lắng. Ba điều mà tôi cảm thấy lo nhất.

Bố cô giáo Lê Na: 'Cách hành xử của cô và trò chưa đúng mực'

Ông Phạm Khoản, bố của cô giáo Lê Na cho rằng, con gái là người cá tính, giỏi chuyên môn nhưng đã có hành xử chưa đúng mực với học viên.

Một là, nếu truyền thống của chúng ta ngày xưa là tiên học lễ, hậu học văn thì bây giờ, một vài giáo viên (hay một số người mang danh giáo viên) lại có vẻ tự hào về hành vi thiếu kiểm soát đáng xấu hổ đến thế. Thay vì cảm thấy ngại ngần, nhiều khi là tránh mặt, họ lại tỏ thái độ thách thức, thậm chí sung sướng khi bản thân bị lên án bởi những hành vi kém văn hóa.

Cô giáo Lê Na khiêu khích trên fan page
Cô giáo Lê Na viết trên fanpage của Trung tâm Anh ngữ Lê Na. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Không cần biết lý do đúng sai của vụ việc, thái độ cư xử của giáo viên trong clip rõ ràng không ổn. Nếu đó là vụ việc xảy ra ngoài ý muốn và họ thực sự biết sai thì chúng ta có thể cảm thông được. Nhưng thái độ thách thức, thậm chí tỏ ý vui mừng khi thấy đông người biết đến vụ việc thì quả là không chấp nhận được. 

Dù là giáo viên hay người thuộc ngành nghề nào, nếu không biết ân hận về hành vi không đẹp của mình, rõ ràng chúng ta cần đặt câu hỏi về nhân cách.

Hai là, cũng là vấn đề về văn hóa sống. Có vẻ như ngày nay, không ít học viên coi trọng hiệu quả của việc học kiến thức hơn hẳn đạo đức và cách sống văn hóa. Có nhiều học viên đã nói về chuyện trung tâm dạy hiệu quả nhưng giáo viên hay nói bậy. 

Không bàn đến clip này, nếu hàng ngày bạn đi học, chỉ vì để được điểm cao mà phải chấp nhận ngồi tiếp nhận những ngôn từ không đẹp, có phải rất giống bị tra tấn không?

Điều này giống như có khách hàng chấp nhận ăn ở các quán "bún mắng, cháo chửi". Chỉ vì một miếng ăn ngon, chẳng có lẽ ta chấp nhận chịu đựng bị hạ nhục như vậy. Cách ăn đó thử hỏi còn đâu tự trọng nữa. 

Con người ai cũng cần đáp ứng nhu cầu như ăn, mặc, ở, học hỏi.... Tuy nhiên, nếu chỉ để thỏa mãn một yêu cầu mà phải chấp nhận bị người khác giao tiếp thiếu lịch sự, lễ độ, phải chăng chúng ta đã coi rẻ chính mình?

Cô giáo Lê Na mâu thuẫn với học trò. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Cô giáo Lê Na mâu thuẫn với học trò. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Hãy tưởng tượng một ông bố dắt con nhỏ đi ăn ở quán "phở chửi", đứa trẻ sẽ nghĩ gì về việc bố mình bị mắng hoặc chửi mà vẫn vui vẻ ngồi ăn. Liệu nhân cách của cháu bé có thể được phát triển bình thường hay méo mó.

Theo tôi, học tiếng Anh có vô vàn con đường. Học để thi các chứng chỉ nhằm mục đích gì cũng thế, vẫn còn vô vàn những cách khác để làm. Việc chấp nhận một cách học như vậy quả rất bất bình thường. Nên chăng, chúng ta cần nhìn nhận lại: Phải chăng, chúng ta đã quá dễ tính, quá dễ dãi với bản thân vì mục tiêu nào đó.

Ba là, trong các bài viết, chia sẻ trên mạng xã hội hạ nhục giáo viên, ngôn ngữ được sử dụng cũng thật sự không thể chấp nhận được. Chúng ta có cả một ngôn ngữ phong phú và tuyệt đẹp. Tại sao chúng ta lại giao tiếp với nhau bằng cách kinh khủng như vậy. 

Ngôn ngữ này có thể hiện rằng người phát ngôn đó có văn hóa cao hơn mấy nhân vật bị ném đá kia không hay ngược lại. Cách a dua ném đá ầm ầm cũng có phải là hướng cư xử đẹp hay không?

Có lẽ đã đến lúc tất cả chúng ta nên dừng lại ngẫm nghĩ xem chúng ta cần phải làm gì để thay đổi cái hiện trạng văn hóa sống rất lệch lạc này.

Cô giáo 'cung Bọ Cạp' vi phạm Luật Giáo dục?

Luật sư Huỳnh Kim Ngân, Trưởng văn phòng Luật sư Chân Thiện Mỹ (Đoàn Luật sư TP HCM) trao đổi về trường hợp cô giao Lê Na mắng học viên, gây chú ý cộng đồng mạng những ngày qua.

TS Vũ Thu Hương

Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn có thể quan tâm