Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô giáo trẻ đi bụi

Là một du học sinh từ Mỹ trở về và chọn công việc của người làm giáo dục, cô giáo trẻ Lê Nguyễn Thiên Hương (sinh năm 1987, TP.HCM) tự đặt cho mình biệt danh “Cô giáo đi bụi”.

Trên các trang cá nhân của mình, cô chia sẻ kinh nghiệm cùng những phóng sự ảnh các chuyến đi bụi trong và ngoài nước. Gần đây, blog “Cô giáo đi bụi” thu hút hàng chục ngàn lượt truy cập, với chiến dịch chung tay bảo vệ hang động Sơn Đoòng ở Quảng Bình, nơi mà Hương đã có chuyến trải nghiệm đáng nhớ, đầu năm 2014.

Đi bụi để có bài giảng hay

Học ngành Truyền thông ở California State University Fullerton (Mỹ) nhưng Thiên Hương bén duyên với công tác Sư phạm từ khi còn ở giảng đường trong nước. Thời gian du học, Hương thực tập và làm thêm song song hai công việc: Làm truyền thông cho một công ty và dạy học.

Thời gian chuyển tiếp giữa kỳ thi tốt nghiệp ở Mỹ và nhận việc tại Việt Nam, Hương thực hiện một chuyến đi trải nghiệm đến Nepal. Không chỉ đến leo núi, trải nghiệm thiên nhiên, cô giáo trẻ có 2 tháng tham gia dạy tiếng Anh, chăm sóc cho trẻ em trong một cô nhi viện. 

​Người thầy 'mê' học sinh cá biệt

Không trực tiếp làm chủ nhiệm, lại có thời gian dài lãnh nhiệm vụ tổ phó, tổ trưởng tổ giám thị, nhưng thầy được rất nhiều học trò mê, trong đó có nhiều em ương ngạnh, cá biệt.

Cô chia sẻ: “Khi sống chung với trẻ em, với những gia đình người bản địa mới thấy được vẻ đẹp văn hóa một vùng đất. Những nghi lễ hằng ngày diễn ra trước mắt mình một cách tự nhiên. Đến nay, mình đi nhiều nơi trong và ngoài nước nhưng Nepal là nơi để lại ấn tượng nhất. Sau tình yêu với Việt Nam mình, thì đó là tình yêu với Nepal, một đất nước nhỏ bé, nằm kẹp giữa hai đất nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Nơi đó, có sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ. Có hôm, mình đi leo núi về thì trời tối, phải vào xin ở nhờ một ngôi chùa. Đúng hôm đó là sinh nhật sư trụ trì. Mình được trải nghiệm ngày vui không thể quên với những người nơi đây. Sau chuyến đi Nepal năm 2011, đến năm 2014, mình đã quay lại Nepal để thăm lại những trẻ em ở cô nhi viện”.

Trong thời gian nhận việc ở trường Everest Education Vietnam, Hương tận dụng những ngày nghỉ để thực hiện những chuyến đi bụi đi thú vị đến Bali (Indonesia), đi Hàn Quốc, trong nước thì tới Phanxipăng, Đồng Tháp, đi Sơn Đoòng (Quảng Bình), đi cực Đông Tổ quốc (ở Đầm Môn – Mũi Đôi)… 

Sau mỗi chuyến đi, Hương đều có những trải nghiệm mới để kể cho học sinh. “Biết mình hay đi du lịch bụi, phụ huynh học sinh cũng như các đồng nghiệp rất ủng hộ. Sau những chuyến đi về, mình luôn kể cho các em học sinh tiểu học những trải nghiệm và bài học giá trị.

Chẳng hạn, chuyện trẻ em trong cô nhi viện ở Nepal phải sống trong điều kiện thiếu nước. Những em bé nằm vạ vật trên tàu Bắc Nam. Học sinh mình đều là con nhà khá giả, đi lại được ba mẹ mua cho những vé máy bay tốt nhất của khoang thương gia. Kể những câu chuyện ấy, mình muốn các em lớn lên cùng lòng yêu thương, cảm thông và sống nhân văn.

Mình cũng khuyến khích các em kể lại những câu chuyện trải nghiệm của riêng mình sau các kỳ nghỉ cùng gia đình. Trải nghiệm và kể lại là lúc các em biết suy tư về những gì xảy ra”.

Ở Mũi Đôi – cực Đông Tổ quốc..
Ở Mũi Đôi – cực Đông Tổ quốc..

Đi bằng... mắt, trước khi đi bằng chân

Hương chia sẻ: “Những chuyến đi bụi không dành cho người yếu đuối và bất cẩn. Trước mỗi chuyến đi, mình luôn tăng cường tập luyện thể lực để có thể luôn đeo balô vài chục ký. Khi gặp nguy hiểm, có thể tự vệ hoặc… chạy được. Nguyên tắc của những chuyến đi là tiết kiệm tối đa. Chẳng hạn, tụi mình chỉ cần thuê một phòng trọ cho 8 người ở Bali. Là nữ giới, những chuyến trải nghiệm khá nguy hiểm. Mình luôn phải kè kè bên mình bình xịt hơi cay và từng có 2 lần mình phải sử dụng đến nó rồi đấy!”. 

Để hạn chế những điều không may, trước mỗi chuyến đi, cô đều phải tìm hiểu thông tin về nơi đến, phải “đi” bằng mắt, trước khi bằng chân. Hương kể: “Trước chuyến đi Nepal, mình còn học tiếng Nepal đủ để giao tiếp với người dân, khi cần. Đi du lịch là chụp ảnh về những trải nghiệm nhiều hơn là chụp ảnh “tự sướng” để đưa lên Facebook. Nếu có chia sẻ với mọi người thì đó là những trải nghiệm và những câu chuyện văn hóa mà nhờ tìm hiểu sâu, mình đã biết được”.

Học trò tả cô giáo dáng như siêu mẫu, tóc màu nâu đỏ

"Dáng người cô nhỏ nhắn, xinh xinh, thanh cao. Dáng đi của cô đi như siêu người mẫu. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Mái tóc cô xoăn và có màu nâu đỏ".

Từ năm 2009, Hương còn đang trong thời gian du học ở Mỹ, bạn bè đồng môn người Mỹ thường hỏi về một hang động đẹp ở Việt Nam, mới được phát hiện. Lúc đầu, Hương còn nghĩ rằng, đó là Phong Nha nhưng bạn bè lắc đầu.

Khi tìm hiểu về Sơn Đoòng, cô cảm thấy người Việt thật may mắn vì được thiên nhiên ưu ái, kiến tạo nên một hang động đẹp tuyệt trần. Cũng từ đó, cô lên kế hoạch về nước, kiếm tiền, tập gym để được là những người đầu tiên đi bụi thám hiểm hang Sơn Đoòng, dù lúc ấy, chưa có tour. 

Hương kể: “Năm 2014, người ta mới thử nghiệm các tour du lịch đầu tiên. Mỗi tour chỉ có 8 vé cho 8 khách. Mỗi vé có giá đến 3.000 đôla. Năm 2014, có 223 lượt khách tham quan hang động. Dạy học, lương không cao như nhiều ngành khác nên phải tiết kiệm trong vòng vài năm, mình mới thực hiện được ước mơ. Trước khi vào Sơn Đoòng, mình đã có cuộc tập dợt với hang Tú Làn trước”.

Khám phá hang Sơn Đoòng.
Khám phá hang Sơn Đoòng.

Vào hang Sơn Đoòng, Hương chia sẻ cảm xúc: “Hang mở ra trước mắt mình cả một thế giới ngầm đầy bí ẩn, một vương quốc tách biệt với loài người, đánh thức một tình yêu khám phá mà tôi đã mơ về từ rất lâu…”.

Khi đọc được những thông tin về dự án của Sun Group xây tuyến cáp vào Sơn Đoòng, Hương giật mình. Cô bắt đầu viết trên blog và Facebook để phản đối dự án cáp treo, với các bài viết song ngữ Anh – Việt, như: Nếu như Sơn Đoòng không lớn nhất thế giới?; 5 lý do cáp treo vào Sơn Đoòng là thảm họa; 3 cách đế cứu Sơn Đoòng, Thư kêu cứu – save Son Doong

Blog của cô đã có gần 30.000 lượt truy cập. Cô cho biết: “Những tiếng nói bảo vệ Sơn Đoòng đã tạo nên tác động mạnh mẽ. Thông tin gần nhất, Sun Group đã cắt giảm dự án cáp treo xuống còn 3.000 tỷ với 2 tuyến cáp, cách hang 300 mét”.

Qua chiến dịch vận động bảo vệ Sơn Đoòng, điều vui mừng của cô là nhiều người trẻ biết và hiểu hơn về giá trị nguyên thủy của địa danh này. “Mình đã cảm thấy xấu hổ vì chúng ta có một kỳ quan thiên nhiên nhưng lại không có động thái bảo vệ nó. Khi lên tiếng và tạo được tiếng nói bảo vệ di sản, mình mới được tự hào nói với thế hệ con em rằng, người đi trước đã cố gắng bảo vệ nguyên vẹn những gì tốt đẹp nhất cho đời sau”, Hương tâm sự.

Cô gái Việt ở Nepal viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục

Mới đây, Võ Thị Mỹ Linh (nickname Va Li) - cô gái sinh năm 1989 đã có chia sẻ về việc học tiếng Anh của học sinh Nepal.

http://svvn.vn/co-giao-tre-di-bui-2/

Theo Xuân Huy/ Báo SVVN

Bạn có thể quan tâm