Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô giáo Trung Quốc qua đời sau khi bị quấy rối trong tiết dạy online

Cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc ra lệnh siết chặt giám sát trên không gian mạng sau cái chết của cô giáo.

Đầu tháng 11, một người dùng đăng tải bài viết nói rằng mẹ của cô - một giáo viên trung học ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) - liên tục bị quấy rối khi dạy học online.

Tình trạng này diễn ra từ giữa tháng 10. Nhiều "tin tặc" truy cập các lớp học online của cô giáo, buông lời xúc phạm và làm gián đoạn việc chiếu slide dạy học. Do bị quấy rối, cô giáo đã phải rời khỏi lớp. Sau đó, cô qua đời vào ngày 28/10 vì bị nhồi máu cơ tim, theo Sixth Tone.

"Bọn họ xúc phạm mẹ tôi, làm gián đoạn việc chiếu slide dạy học trên màn hình dù mẹ tôi đã nói họ đừng làm vậy. Mẹ tôi khó chịu và buộc phải rời khỏi lớp online trong nước mắt", người tự nhận là con gái của cô giáo trong vụ việc, kể lại câu chuyện trong bài đăng trên Weibo.

quay roi tren mang anh 1

Cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc siết chặt giám sát trên không gian mạng. Ảnh: Criminal Defence Lawyers.

Sau bài đăng của con gái cô giáo, nhiều người cho biết họ tìm thấy một số tổ chức trên các nền tảng và ứng dụng nhắn tin riêng tư chuyên cung cấp "dịch vụ quấy rối" với một khoản phí nhất định.

Dù không rõ bạo lực mạng là một phần nguyên nhân khiến cô giáo qua đời hay không, vụ việc vẫn dấy lên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Nhiều người lên án những kẻ quấy rối, đồng thời chỉ trích nền tảng dạy học thiếu giám sát và không có biện pháp ngăn chặn những vụ việc như vậy.

Sau cái chết của cô giáo, cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc ra lệnh siết chặt giám sát những hành vi bạo lực mạng trên các nền tảng kỹ thuật số.

Cơ quan cũng yêu cầu tất cả nền tảng phải thành lập lực lượng chuyên môn để xác định và giải quyết các mối đe dọa trực tuyến tiềm ẩn dựa trên các con số như sự gia tăng tin nhắn riêng tư, lượng tìm kiếm trong thời gian thực...

Các nền tảng này cũng phải thiết lập hệ thống "bảo vệ một chạm", cho phép người dùng ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn.

Nhiều năm gần đây, Trung Quốc đưa ra loạt biện pháp nhằm trấn áp bạo lực mạng. Thậm chí, tháng 4 vừa qua, cơ quan giám sát Internet đã phát động chiến dịch cho 18 nền tảng trực tuyến lớn tại Trung Quốc nhằm phát triển hệ thống giám sát và áp dụng những biện pháp nghiêm khắc đối với hành vi bạo lực mạng.

Nhiều nền tảng ứng dụng những tính năng liên quan như hiện địa chỉ IP người dùng, thiết lập hệ thống "một chạm"... Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạo lực mạng không thể giải quyết triệt để khi chỉ dựa vào các nền tảng Internet do rào cản kỹ thuật và lo ngại quyền riêng tư của người dùng.

Mục Giáo dục gợi ý những tựa sách hay cho những độc giả quan tâm đến vấn đề khám phá và phát triển bản thân.

Xem thêm: Phát triển bản thân cùng sách

quay roi tren mang anh 2

Bị quấy rối, tán tỉnh khi dùng LinkedIn

Nhiều người dùng phản ánh tình trạng bị quấy rối khi sử dụng LinkedIn nhưng nền tảng này chưa có biện pháp hiệu quả để bảo vệ các nạn nhân.

Thái An

Bạn có thể quan tâm