Cổ phiếu rớt giá, sinh viên làm nhà đầu tư ở sàn ảo
Giải thưởng dành cho người thắng từ 5–15 triệu đồng, nhưng cơ hội không lớn (chỉ có 3 giải so với con số hàng ngàn người chơi). Điều gì làm nên sức hút của những sàn chứng khoán ảo?
Toàn cảnh sàn chứng khoán ảo SCUE của ĐH Kinh tế TP.HCM. |
Giao dịch cả… hồ tiêu
Đã qua cái thời “đến bà nội chợ cũng mua chứng khoán” như năm 2005, 2006, ngày nay khả năng sinh lợi ở các sàn chứng khoán đã xuống thấp, đặc biệt với những “tay mơ”, khi người chơi chỉ đơn thuần “đánh bạc” mà không nắm rõ về loại cổ phiếu mình sẽ đầu tư. Dù vậy, các sàn ảo do sinh viên tổ chức và hướng đến sinh viên vẫn thu hút đông “nhà đầu tư” tham gia.
Đơn cử như sàn giao dịch FESE của ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM trong lần tổ chức thứ 7 năm 2009 có 700 sinh viên tham gia, đến FESE 9 năm 2011 con số này đã tăng đến 2.500. Tương tự, sàn SCUE của ĐH Kinh tế TP.HCM cũng thu hút đều đặn từ 2.000 – 2.500 người tham gia mỗi đợt mở sàn.
Các “nhà đầu tư” vây quanh người nhập lệnh để thực hiện giao dịch. |
Tham gia các sàn chứng khoán ảo, ngoài việc không phải lo ngại về nguy cơ mất tiền như đầu tư thật, các bạn sinh viên có thể lựa chọn nhiều hình thức và quy mô sàn mà đôi khi không có trên thị trường chứng khoán thật.
Ví dụ như tại ĐH Kinh tế, sàn chứng khoán ảo được tổ chức offline, tức các bạn sẽ tập trung tại một địa điểm giao dịch. 20 mã cổ phiếu trong sàn này là các mã có thật, giá khởi điểm của các cổ phiếu được tính theo giá thị trường, nhưng giá kết thúc phiên sẽ do chính “thị trường ảo” của các nhà đầu tư sinh viên quyết định.
Trong khi đó, tại ĐH Kinh tế - Luật, sàn chứng khoán được chia ra sàn online và offline. Sàn offline sẽ hoạt động với các mã hoàn toàn mới do ban tổ chức tạo ra (có kèm báo cáo tài chính để người đầu tiên đánh giá); còn trên sàn online kéo dài suốt 2 tuần, người chơi sẽ thật sự hòa nhập vào thị trường chứng khoán thật, với các mã thật, và giá cả cũng do thị trường thật bên ngoài quy định…
Đặc biệt hơn, tại ĐH Ngân hàng, sàn giao dịch của sinh viên ở đây không mua bán chứng khoán mà là sàn giao dịch… hàng hóa. Theo Duy Nhật, CLB chứng khoán BUSC, ĐH Ngân hàng TP.HCM thì “hiện nay có rất nhiều trường trong thành phố đã tổ chức những sàn giao dịch chứng khoán, vì thế nên chúng mình muốn đem đến cho các bạn sinh viên một loại hình đầu tư mới mẻ hơn, đó Sàn giao dịch hàng hóa. Mặt khác, nước ta là nước nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu…nên trong tương lai những sàn giao dịch hàng hóa rất có tiềm năng phát triển. Việc tổ chức sàn hàng hóa kỳ vọng tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tiếp cận những kiến thức mới về loại hình đầu tư này. Không như chứng khoán, kênh đầu tư hàng hóa có thể tránh được rủi ro đầu cơ do giá cả các mặt hàng được quyết định chung trên thế giới. Ngoài ra, với tỉ lệ đòn bẫy cao được cho phép cũng là một lợi thế lớn cho nhà đầu tư so với kênh chứng khoán”.
Vì người tham gia sàn ảo không có tiền bạc để làm áp lực và tạo không khí căng thẳng, những người tổ chức cố gắng dù nhiều “chiêu trò” nhất có thể để biến sàn ảo ngày càng giống thật. Người đầu tư ở FESE lẫn SCUE sẽ có cảm giác đang đứng giữa một thị trường thật với thông tin thật giả lẫn lộn. Ngoài những thông tin chính thức do ban tổ chức đưa ra, nhà đầu tư sẽ đau đầu trước những thông tin ngoài luồng được rỉ tai suốt các phiên giao dịch. Ngọc Huy, phó Ban điều hành FESE, cho biết, “chúng mình cho in các thông tin ảo để phát cho người chơi chuyền tay nhau. Trong những thông tin đấy, có tin “ảo”, nhưng cũng có tin thật”.
Cũng như FESE, sàn giao dịch hàng hóa BUSC được tiến hành với hai hình thức: online và offline. Người chơi sàn online sẽ trực tiếp trải nghiệm giao dịch hàng hóa với giá cả và thời gian thực tế của thế giới. Trong khi đó, ở sàn offline, người chơi sẽ được cung cấp cả biểu đồ giá lẫn thông tin tư vấn tại chỗ từ các chuyên gia chứng khoán.
Sàn thật ảm đạm, sàn ảo vẫn rộn ràng
Vì người tham gia sàn ảo không có tiền bạc để làm áp lực và tạo không khí căng thẳng, những người tổ chức cố gắng dù nhiều “chiêu trò” nhất có thể để biến sàn ảo ngày càng giống thật. Người đầu tư ở FESE lẫn SCUE sẽ có cảm giác đang đứng giữa một thị trường thật với thông tin thật giả lẫn lộn. Ngoài những thông tin chính thức do ban tổ chức đưa ra, nhà đầu tư sẽ đau đầu trước những thông tin ngoài luồng được rỉ tai suốt các phiên giao dịch. Ngọc Huy, phó Ban điều hành FESE, cho biết, “bọn mình cho in các thông tin ảo để phát cho người chơi chuyền tay nhau. Trong những thông tin đấy, có tin “ảo”, nhưng cũng có tin thật”.
Quy mô nhỏ cũng giúp sàn ảo vượt trội hơn sàn thật ở một vài điểm. Hệ thống phần mềm trong chứng khoán ở Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn thiện, phương thức giao dịch là T + 3 khiến người chơi phải đợi 3 ngày mới nhận được cổ phiếu mình đã mua (lúc ấy có khi cổ phiếu đã sụt giá!). Hệ thống sàn ảo của ĐH Kinh tế - Luật áp dụng phương thức T + 0, tức người chơi có thể bán ngay cổ phiếu mình vừa mua về, tương tự như phương thức giao dịch của nước ngoài. Theo FESE, sắp tới sàn chứng khoán ảo này sẽ cập nhật thêm một vài lệnh mà sàn chứng khoán thật ở Việt Nam chưa có như bán khống, hợp đồng tương lai, quyền chọn,…
Đình Nghĩa, SV ĐH Kinh tế - Luật là một nhà đầu tư thường xuyên ở các sàn chứng khoán ảo. Ngoài sàn chứng khoán của trường mình, Nghĩa đã từng thử sức ở sàn chứng khoán của ĐH Kinh tế, ĐH Ngân hàng,… Theo bạn, các sàn chứng khoán ảo bạn từng chơi đã đáp ứng được 80 – 90% cảm giác như khi chơi ở sàn thật.
Kim Ngân, SV ĐH Kinh tế lại cho rằng ở sàn chứng khoán ảo, khi không còn mục tiêu duy nhất là phải có lợi, người chơi có thể thử nghiệm nhiều cách tính toán khác nhau, có thể “thử” cả việc mua lỗ. Việc này giúp cho việc học rất nhiều.
Chăm chú theo dõi diễn biến của thị trường. |
Đình Nghĩa, SV ĐH Kinh tế - Luật là một nhà đầu tư thường xuyên ở các sàn chứng khoán ảo. Ngoài sàn chứng khoán của trường mình, Nghĩa đã từng thử sức ở sàn chứng khoán của ĐH Kinh tế, ĐH Ngân hàng,… Theo bạn, các sàn chứng khoán ảo bạn từng chơi đã đáp ứng được 80 – 90% cảm giác như khi chơi ở sàn thật.
Kim Ngân, SV ĐH Kinh tế lại cho rằng ở sàn chứng khoán ảo, khi không còn mục tiêu duy nhất là phải có lợi, người chơi có thể thử nghiệm nhiều cách tính toán khác nhau, có thể “thử” cả việc mua lỗ. Việc này giúp cho việc học rất nhiều.
Ban tổ chức: Hai tuần mở sàn là một năm chuẩn bị
Theo Thu Hằng, CLB Chứng khoán SCUE, ĐH Kinh tế TP.HCM, khó khăn nhất trong trong tổ chức một sàn chứng khoán ảo là khâu xin tài trợ, đặc biệt trong lúc kinh tế khó khăn, không nhiều công ty ăn nên làm ra. Theo Ngọc Huy, CLB Chứng khoán FESE ĐH Kinh tế - Luật, một sàn chứng khoán ảo tổ chức ra không chỉ đòi hỏi tiền để tổ chức các phiên giao dịch, nó còn bao gồm chi phí “training” cho người chơi, tổ chức hội thảo…
Nhận thông tin tư vấn từ ban tổ chức. |
“Nhà sàn” chuẩn bị sẵn các báo cáo tài chính, tài liệu phân tích, tư vấn cho người chơi. |
Với hơn 2.000 người chơi ở mỗi kỳ mở sàn và hình thức mua bán là người chơi đưa phiếu nhập lệnh, người của ban tổ chức sẽ nhập lệnh, nhưng đôi lúc phần mềm không đủ nhanh, mạnh để đáp ứng. Đó là chưa kể những lúc phần mềm gặp trục trặc, bị “hack”, mất dữ liệu, dù có khi “người ta chỉ hack để xem độ bảo mật của phần mềm mình tới đâu!”, Ngọc Huy cho biết. Còn ở ĐH Kinh tế, “trước ngày diễn ra sàn, ban tổ chức phải kiểm tra thật kỹ phần mềm nhiều lần để đảm bảo hệ thống luôn ổn định trong suốt quá trình diễn ra giao dịch của các bạn sinh viên”, Thu Hằng cho biết.
Cần một lực lượng lớn người nhập lệnh để đáp ứng nhu cầu “thị trường”. |
“Nhà đầu tư” tham gia thảo luận trên sàn. |
Ngoài chuyện kinh phí, việc tổ chức một sàn chứng khoán cũng đòi hỏi công sức của một lực lượng hùng hậu tham gia công tác chuẩn bị. Để phục vụ cho khoảng 2500 người tham gia, toàn bộ ekip phục vụ cho một sàn chứng khoán ảo tại ĐH Kinh tế hoặc ĐH Kinh tế - Luật lên đến hơn 100 người với rất nhiều phần việc khác nhau. Tại ĐH Kinh tế - Luật, phiên giao dịch offline diễn ra với toàn bộ các mã chứng khoán là do sinh viên tạo ra, nên các thành viên ban tổ chức phải ngồi vào để… tự viết ra 10 bản báo cáo tài chính cho từng công ty. Một sàn ảo đi vào hoạt động trong hai tuần cần cả một năm chuẩn bị với phần mềm, tài liệu, “training”, quảng bá…
Theo Ngọc Huy, trong những năm đầu tổ chức sàn chứng khoán ảo, máy tính xách tay chưa phổ biến, thành viên ban tổ chức sàn đã phải vận chuyển mấy chục mấy tính bàn vào một hội trường để phục vụ cho sàn giao dịch. Vào các phiên giao dịch, cùng một lúc có đến 2000 người đưa ra lệnh mua bán, 60 cộng tác viên nhập lệnh hoạt động hết công suất vẫn không kịp…
PHƯƠNG THẢO
(Ảnh do FESE, SCUE cung cấp)
Theo Infonet