Sức khỏe
Phản ứng kỳ lạ của cơ thể khi bị tê cóng
- Thứ năm, 17/1/2019 06:56 (GMT+7)
- 06:56 17/1/2019
Khi nhiệt độ giảm xuống thấp đột ngột, cơ thể con người sử dụng nhiều cơ chế đáng kinh ngạc để cố gắng giữ ấm, tránh bị tê cóng.
|
Mạch máu co lại: Cơ thể được xây dựng để duy trì nhiệt độ ổn định là 37 độ C. Khi nhiệt độ trong môi trường giảm xuống mức lạnh cóng, các chất điều nhiệt trong da phát ra âm thanh báo động, cảnh báo vùng dưới đồi ở não bộ, khu vực hoạt động như máy điều nhiệt dành riêng cho duy trì nhiệt độ cân bằng. Ngay lập tức, vùng dưới đồi sẽ thắt chặt các mạch máu ở cánh tay, tay, chân và bàn chân để mang nhiệt đến cho da. Nếu lưu lượng máu đến da giảm, da sẽ bị mất nhiệt. |
|
Bạn muốn đi tiểu: Tất cả sự co thắt mạch máu đó buộc chất lỏng tập trung bên trong cơ thể. Điều này khiến cho các thụ thể âm lượng "báo" với vùng dưới đồi rằng bạn nên loại bỏ một số lượng chất lỏng đó bằng cách đi tiểu. |
|
Bạn bị rùng mình: Sau khi vận mạch không hoạt động đủ để làm ấm cơ thể, vùng dưới đồi 'yêu cầu' cơ bắp co bóp. Một trong những tác động của sự co cơ là hạ thân nhiệt, dẫn đến rùng mình, run rẩy. Để sản sinh ra nhiệt, cơ thể cho phép các cơ bắp và các cơ quan nội tạng tự rung lắc bên trong cơ thể. Hành vi này giúp tạo ra khoảng 100 watt nhiệt. Nếu bạn bị hạ thân nhiệt nhẹ, cơ thể có thể tạo ra nhiệt độ nóng hơn một chút tới 400-600 watt nhiệt thông qua việc run rẩy liên tục trong lúc trời lạnh. |
|
Bạn bị tê cóng nhanh hơn nếu bị ướt: Tại sao bạn lại cảm thấy run lạnh sau khi bơi lội dù trong thời tiết nóng? Nguyên nhân là nước mang nhiệt ra khỏi cơ thể nhanh hơn 25 lần so với không khí. Vì vậy, bạn có thể mất một lượng nhiệt lớn rất nhanh khi bị ướt. Rùng mình là cách cơ thể đang cố gắng ổn định lại nhiệt độ trung bình. |
|
Mọi thứ tồi tệ hơn nếu bạn uống rượu: Mọi người thường nghĩ rằng uống rượu có thể giúp làm ấm cơ thể hơn? Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Phản ứng chính đầu tiên của cơ thể đối với cái lạnh là làm co thắt các mạch máu, nhưng rượu và đồ uống có cồn lại có tác dụng ngược lại. Nó làm giãn các mạch ngoại biên và nhiệt độ sẽ thoát ra ngoài thông qua các mạch máu đó. |
|
Có thể có thể trở nên quá lạnh nếu bạn mặc quá ấm: Cơ thể co thắt cơ bắp và tạo ra rất nhiều nhiệt, vì vậy, nhiệt độ bên trong thực sự tăng lên. Trong tình huống này, các mạch máu bắt đầu giãn ra và bạn đổ mồ hôi. Nếu mồ hôi bị mắc kẹt trong quần áo, nó sẽ hút nhiệt ra khỏi cơ thể của bạn. Điều này dẫn đến hạ thân nhiệt ngay tức khắc. |
|
Da đổi màu trắng và cứng: Đây là những dấu hiệu của tê cóng, tình trạng khi da tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, thậm chí đóng băng. Má, mũi và ngón tay có xu hướng dễ bị tổn thương vì máu lưu thông tới đây ít hơn do mạch co lại. Nghiêm trọng hơn, da có thể biến thành màu đen, bị tê liệt và bạn sẽ cảm thấy đau. Khi điều này xảy ra, các bộ phận điều nhiệt trong da đã ngừng hoạt động. |
|
Da bị mẩn đỏ: Một số người có làn da nhạy cảm sẽ phản ứng dị ứng với thời tiết lạnh, tình trạng này gọi là nổi mề đay lạnh. Da cũng bị khô, nổi mẩn đỏ khi nhiệt độ giảm đột ngột. |
|
Bạn khó thở: Thông thường, khi bạn hít không khí, mũi sẽ làm ẩm và làm ấm nó trước khi nó di chuyển xuống phổi. Nhưng ở một số người mắc bệnh hen suyễn hoặc khi thời tiết quá lạnh, không khí nóng lên trước, khiến phổi bị co thắt và gây khó thở. |
Phương Mai
Ảnh: Readersdigest
Cơ thể khi bị tê cóng
tê cóng
cơ thể tê cóng
thời tiết quá lạnh