Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Có thuốc chữa dứt điểm dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết rất khó tránh được bởi đây là yếu tố thiên nhiên. Người bệnh có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết như giữ ấm khi trời lạnh, tránh ra vào phòng điều hòa.

- Vào những ngày thay đổi thời tiết, tôi hay bị nổi mày đay, hắt hơi sổ mũi. Tôi đã đi khám và mua thuốc chữa, nhưng các triệu chứng chỉ giảm chút ít, xin cho biết cách trị dứt điểm?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy tư vấn:

- Để điều trị các bệnh dị ứng nói chung thì cơ bản là phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Với trường hợp của bạn, do dị ứng với thời tiết thì rất khó tránh được bởi đây là yếu tố thiên nhiên, nhưng bạn có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết như: giữ ấm khi trời lạnh, tránh ra vào phòng điều hòa đột ngột khi trời nóng bức…

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thuốc chống dị ứng nhằm giảm triệu chứng và thuốc làm giảm mẫn cảm đặc hiệu. Hiện nay, chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm được bệnh này. Dưới đây là một số thuốc để bạn tham khảo, còn bạn muốn sử dụng thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng.

Cach chua benh di ung thoi tiet anh 1
Bệnh dị ứng khó điều trị dứt điểm.

Thuốc chống dị ứng: Thường dùng như kháng histamin, kháng leukotrien… Leukotrien là một nhóm các hoạt chất trung gian có vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng và có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhày, giãn mạch…

Hiện nay, khá nhiều thuốc kháng leukotrien ra đời như montelukast, zafirlukast, zileuton hiệu quả và tính an toàn của các thuốc này đã được chứng minh trong điều trị các bệnh dị ứng như mày đay mạn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu: Kháng thể IgE có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh lý liên quan đến dị ứng. Sự kết hợp của kháng thể này với kháng nguyên gây bệnh sẽ khởi động chuỗi phản ứng viêm dị ứng. Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90% nên có tác dụng điều trị dị ứng.

Các thuốc kháng thromboxane A2: Do có một số bằng chứng về vai trò của thromboxan A2 trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng nên các nhà khoa học đã có ý tưởng sử dụng các chất kháng lại hoạt chất này trong điều trị các bệnh dị ứng. Hiện nay, các thuốc kháng thromboxan A2 như ozagrel, ramatroban và seratridust đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Đổ mồ hôi vào ban đêm cảnh báo bệnh gì?

Hạ đường huyết, bệnh nhiễm trùng, ung thư hay rối loạn nội tiết tố là những nguyên nhân khiến cơ thể bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm.

http://suckhoedoisong.vn/co-thuoc-chua-dut-diem-di-ung-thoi-tiet-n121872.html

Theo BS Nguyễn Thị Thúy/Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm