Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Cơm huyết rồng là đặc sản của tỉnh nào?

Đến miền Tây, bạn sẽ được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng có tên lạ.

com huyet rong anh 1

1. Cơm huyết rồng là đặc sản của tỉnh nào?

  • Kiên Giang
  • Đồng Tháp
  • Bến Tre

Tên gọi của món ăn này bắt nguồn từ nguyên liệu gạo huyết rồng (hay còn gọi gạo lứt), đặc sản của tỉnh Đồng Tháp. Cơm huyết rồng cuốn hút bởi hương thơm ngậy, nhai kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi và thường ăn kèm với muối mè. Món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho trẻ em, phụ nữ. Ảnh: Alogao.

com huyet rong anh 2

2. Ý nghĩa của tên gọi món bún kèn là gì?

  • Món ăn được nấu từ nước cốt dừa
  • Món ăn gắn liền với nhạc cụ truyền thống ở địa phương
  • Món ăn gắn liền với một câu chuyện dân gian

Bún kèn là đặc sản bạn nên thử khi đến Kiên Giang hoặc An Giang. "Kèn" hay "khèn" có nguồn gốc từ tiếng của người Khmer, mang ý nghĩa nấu bằng nước cốt dừa. Ngoài cá, bún sợi, nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu, tạo hương vị đặc trưng cho món ăn. Ảnh: Hieu.ricky.

com huyet rong anh 3

3. Nguyên liệu chính để làm món xá bấu là gì?

  • Củ cải
  • Su hào
  • Dưa hấu non

Xá bấu là món ăn có tên gọi độc, lạ, nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc sản của Bạc Liêu thực chất là củ cải được muối theo cách riêng, thường dùng để ăn kèm với cháo trắng hoặc nấu canh. Ngoài ra, món ăn này còn được dùng để chế biến nhiều kiểu khác nhau như xá pấu chiên trứng, xá pấu trộn... Ảnh: Cooky.

com huyet rong anh 4

4. Nguyên liệu chính trong món bún nhâm là gì?

  • Ruốc thịt
  • Chà bông tôm

Bún nhâm là một trong những đặc sản nổi tiếng của Kiên Giang. Món ăn được làm từ các nguyên liệu bún tươi, chà bông tôm, rau thơm, giá sống, dưa leo... Trong đó, chà bông tôm góp phần tạo hương vị đặc trưng cho món ăn. Khi thưởng thức, bạn sẽ trộn các nguyên liệu cùng nước mắm chua ngọt và nước cốt dừa. Ảnh: Nguyenminh.action1.

com huyet rong anh 5

5. Gỏi bồn bồn là đặc sản của tỉnh nào?

  • Đồng Tháp
  • Cà Mau
  • Bạc Liêu

Huyện Cái Nước, Cà Mau là địa phương nổi tiếng nhất với gỏi bồn bồn. Món khai vị này được làm từ cỏ bồn bồn trộn với tai heo, thịt gà hoặc hải sản. Bồn bồn là một loài cỏ dại ở vùng sông nước miền Tây, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn xốp của bồn bồn và vị ngọt béo từ thịt. Ảnh: Anphuongtrang.

com huyet rong anh 6

6. Nguồn gốc của tên gọi bánh tằm bì là gì?

  • Xuất phát từ nguyên liệu làm ra món bánh
  • Xuất phát từ tên của người sáng tạo ra món bánh
  • Là từ mượn của người Khmer

Bánh tằm bì là món ăn dân dã của người miền Tây, được làm từ nước cốt dừa, sợi bột gạo, bì, nước mắm, rau thơm, dưa leo, giá đỗ. Từ "tằm" trong tên gọi món ăn xuất phát bởi hình dáng của sợi bánh bột gạo giống những con tằm. Bì lợn (da lợn thái mỏng trộn với thính gạo) là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến món ăn này. Ảnh: Mysteriousaigon.

com huyet rong anh 7

7. Tên gọi khác của bánh cóng là gì?

  • Bánh cống
  • Bánh tôm
  • Bánh xèo

Bánh cóng hay bánh cống là đặc sản nổi tiếng ở Sóc Trăng. Bột gạo sẽ được pha loãng cùng đậu xanh, thịt bằm, củ sắn rồi đổ lên một chiếc cóng, cho thêm tôm nguyên con vào giữa. Các món đi kèm gồm cải xanh, xà lách, rau thơm và nước chấm chua ngọt. Món ăn cuốn hút bởi hương vị thơm, giòn và béo bùi. Ảnh: Hieu.ricky.

Những ngày rong ruổi trên cung đường ngập tràn lúa ở Mù Cang Chải

Sau Hà Giang, Mù Cang Chải (Yên Bái) là nơi để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Không loay hoay với việc sống ảo như chuyến đi khác, tôi đã có vô số điều đáng nhớ trong những ngày ở đây.

Đà Nẵng lên phương án đưa khách mắc kẹt về nhà bằng máy bay

Các phương án hỗ trợ du khách trở về nơi cư trú vẫn đang được Sở Du lịch Đà Nẵng tính toán để đảm bảo an toàn tối đa, tránh nguy cơ lây nhiễm.

Anh Tú

Bạn có thể quan tâm