Tỉnh Quý Châu nằm ở phía nam, thu hút du khách nhờ những hang động lớn, thác nước đẹp mắt cùng phong cảnh hữu tình từ những thửa ruộng bậc thang trên triền núi. Một trong những điểm đến hấp dẫn không kém là một con đường với 24 đoạn cua gấp khúc, dài 4 km, trên sườn núi cao 350 m nằm ở huyện Tình Long. Ảnh: Katie Hunt Jonh. |
Con đường này được xây dựng lần đầu vào năm 1936. Đến năm 1943, dưới sự trợ giúp của quân đội Mỹ, con đường mới được hoàn thành cho mục đích vận tải quân sự đến “thủ đô kháng chiến” Trùng Khánh. Ảnh: Getty Images. |
Cái tên Stillwell của đường được đặt theo tên tướng Mỹ Joseph Stillwell, biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác trong quá khứ giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ trong cuộc chiến chống phát xít. Ảnh: Katie Hunt Jonh. |
Trong Thế chiến 2, đây chính là tuyến đường huyết mạch cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội giải phóng Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại phát xít Nhật. Ước tính vào thời điểm đó, quân đội Mỹ đã vận chuyển khoảng 15.000 tấn vật tư mỗi tháng cho quân đội Trung Quốc thông qua con đường này. Ảnh: Katie Hunt Jonh. |
Việc lái xe trên Stillwell vào thời điểm đó rất nguy hiểm. Xe dễ bị lật, đặc biệt trong những tháng mùa mưa ẩm ướt. “Trước khi lên đường, các lái xe người Mỹ thường cầu Chúa”, ông Lin Kongxun, thông dịch viên cho quân đội Mỹ thời điểm đó cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ People's Daily năm 2002. Ảnh: Katie Hunt Jonh. |
Khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Trung Quốc đã cho mở một con đường mới với ít khúc cua nguy hiểm hơn vào năm 1954 để thay thế cho tuyến đường này, nên nó ít được sử dụng và dần rơi vào quên lãng trong suốt nhiều thập kỷ. Ảnh: Quizhou Tourism Eureau.
|
Hiện nay, những phương tiện giao thông lớn không lưu thông trên con đường này nữa, chỉ số ít người dân địa phương sử dụng và trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch và của các nhiếp ảnh gia đến chụp ảnh. Du khách có thể lái xe hoặc đi bộ trên tuyến đường này. Tuy nhiên, nếu muốn chụp toàn cảnh những khúc cua, du khách phải trả khoảng 60 NDT (9 USD) để được vào một vị trí độc nhất này. Ảnh: Katie Hunt Jonh. |
Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một trung tâm phục vụ du khách. Tại đây đặt bức tượng một người lính Mỹ đang châm thuốc lá cùng một người nông dân Trung Quốc và nhiều bức ảnh thời chiến nổi tiếng khác tượng trưng cho mối quan hệ Trung - Mỹ. Ảnh: Katie Hunt Jonh. |
Đừng bỏ lỡ cơ hội đóng góp vào tập ảnh lưu giữ những gì tươi đẹp nhất, thân thương nhất và đáng tự hào nhất về đất nước với cuộc thi "Dấu ấn Việt Nam" do Zing.vn tổ chức. Không chỉ là cuộc thi để chia sẻ hình ảnh, Zing.vn mong muốn mọi người biết thêm nhiều điều mới mẻ về mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên và thuộc về.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 28/7/2017 đến ngày 20/9/2017. Trong đó, thời gian nhận bài dự thi từ ngày 28/7 đến hết ngày 28/8; thời gian công bố kết quả từ 2/9 đến 5/9. Mỗi thí sinh có thể gửi nhiều bài dự thi cho cả 2 thể loại.
Bài dự thi có thể chụp bằng máy ảnh, điện thoại di động hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác. Cuộc thi chỉ có duy nhất vòng thi trực tuyến (online). Ảnh dự thi có dung lượng tối thiểu 2 MB, kích thước tối thiểu 1.920 megapixel theo chiều ngang. Dung lượng tối đa là 8 MB, kích thước tùy ý. Lưu ý: Thí sinh nộp lại ảnh gốc trong trường hợp trúng giải
Giải thưởng do Ban giám khảo chấm:
- Ảnh đơn: Giải Nhất (1 giải): 15 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Nhì (1 giải): 10 triệu đồng (tiền mặt)
- Bộ ảnh (7 ảnh): Giải Nhất (1 giải): 20 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Nhì (1 giải): 10 triệu đồng (tiền mặt)
Giải Độc giả bình chọn
Giải bài dự thi được bình chọn (vote, share. 1 share = 10 vote) nhiều nhất: 10 triệu đồng (tiền mặt)
Người nhận giải tự thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Đối tượng dự thi là những người yêu thích nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong và ngoài nước, không phân biệt đối tượng, lứa tuổi.
Đảm nhiệm vai trò giám khảo cho cuộc thi là nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Thanh (Báo Vietnam News), nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Hải Thịnh và ông Nguyễn Hoàng Hà - Trưởng ban Ảnh Zing.vn. Để tham gia cuộc thi “Dấu ấn Việt Nam”, độc giả truy cập tại đây