1. Hội An ra đời từ khi nào?
Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 16 với tên gọi Faifoo. Thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn, phát đạt. Hiện nay, Hội An là điểm hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. |
2. Điều nào sau đây đúng về Hội An?
Đô thị cổ Hội An cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía đông nam. Du khách đến thành phố đáng sống đều không bỏ lỡ cơ hội khám phá Hội An, di tích đô thị cổ còn được bảo tồn đến ngày nay. |
3. Từ khi mới ra đời, Hội An được biết đến là gì?
Từ cuối thế kỷ 16, các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italy... đã biết đến thương cảng Hội An. Nơi đây khi ấy đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của các thương thuyền vùng Viễn Đông. |
4. Biểu tượng trên tờ 20.000 đồng Việt Nam?
Nổi tiếng phố cổ Hội An là chùa Cầu, do người Nhật xây cất với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu ban tên gọi Lai Viễn Kiều. Thời Pháp thuộc, nơi đây có tên gọi là phố cầu Nhật Bản (Rue du pont Japonais). |
5. Món ăn địa phương nổi tiếng Hội An?
Cao lầu là món phở khô, đặc sản từ xa xưa, mang đậm đặc trưng của người dân Hội An. Thực khách nhìn cao lầu khá giống mì với sợi màu vàng, ăn kèm tôm, thịt heo xá xíu, bì heo chiên, rau sống và ít nước dùng. Đây là món ăn đặc sắc với nguyên liệu đặc trưng của người dân đất Quảng. |
6. Ngôi chùa cổ tiêu biểu giữa phố cổ Hội An thờ Quan Thánh Đế Quân?
Tọa lạc ở số 24 Trần Phú, thị xã Hội An, chùa Ông được xây dựng năm 1653 thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Vân Trường). Ngài là tấm gương về lòng trung tiết hiếu nghĩa. Sau nhiều lần trùng tu, chùa còn một số hiện vật quý như 33 bức hoành, 10 bộ câu đối, tượng Quan Công... Chùa Ông là di tích tôn giáo có giá trị lớn. |
7. Con đường huyết mạch nối thành phố Đà Nẵng với Hội An?
Sông Cổ Cò (Lộ Cảnh Giang - Đại Nam Nhất Thống Chí) là con đường huyết mạch nối Đà Nẵng với Hội An vào thời kỳ đầu phồn thịnh của đô thị này. Khúc giữa cùa conn sông này bị cắt đoạn, bồi cạn thành một chuỗi những vùng nhỏ. |