Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Con số báo động về nạn quấy rối nơi công sở tại Hàn Quốc

Thống kê cho thấy số vụ việc liên quan đến "quấy rối nơi công sở" ở Hàn Quốc trong năm 2022 đã tăng hơn 50% so với năm trước đó.

Số vụ quấy rối nơi công sở tăng vọt tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Naver.

Số vụ quấy rối tại nơi làm việc được báo cáo lên Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia Hàn Quốc đã tăng lên trong năm 2022, theo dữ liệu được công bố hôm 8/2, Korea Bizwire đưa tin.

Tổng cộng có 18.118 trường hợp tranh chấp lao động được báo cáo vào năm 2022 cho tổ chức có nhiệm vụ chủ yếu là hòa giải các tranh chấp quản lý lao động, theo Bộ Lao động Hàn Quốc. Trong đó, 16.027 vụ việc đã được kết luận.

Trong tất cả vụ việc đã kết thúc, có 13.528 vụ liên quan đến “tranh chấp lao động cá nhân”, tăng 5,8% so với năm trước đó. Có 2.499 vụ việc liên quan đến “tranh chấp tập thể”, giảm 17,4%.

Ủy ban giải thích: “Số các vụ tranh chấp lao động cá nhân đang gia tăng khi nhận thức của người lao động về các quyền của họ tiếp tục được mở rộng”.

Phần lớn tranh chấp lao động cá nhân (13.142 vụ) được giải quyết bằng cách sa thải, đình chỉ, thuyên chuyển, cắt giảm lương và các biện pháp trừng phạt thiếu công bằng khác.

Số vụ sa thải liên quan đến “quấy rối tại nơi làm việc” lên tới 240 trường hợp vào năm ngoái. Con số này đã tăng vọt 54,8% so với số vụ năm trước đó.

Các trường hợp quấy rối tại nơi làm việc không đủ điều kiện để khắc phục trực tiếp tại Ủy ban. Một số người sử dụng lao động không trừng phạt thủ phạm một cách công bằng, mặc dù hành vi quấy rối đã được báo cáo.

Chương trình mới nhằm chống nạn quấy rối tình dục và phân biệt đối xử tại nơi làm việc được giới thiệu tại Ủy ban đã giúp số lượng yêu cầu khắc phục hậu quả tăng lên. Tổng cộng có 139 trường hợp bị xử lý về phân biệt đối xử vào năm ngoái, tăng 13,9% so với năm trước.

quay roi cong so anh 1

Nhiều nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc lo lắng về văn hóa độc hại tại nơi làm việc. Ảnh: Korea Bizwire.

Nạn quấy rối và phân biệt đối xử tại nơi làm việc vốn là vấn đề nhức nhối tại Hàn Quốc. Theo cuộc khảo sát vào năm 2019, quấy rối tình dục xảy ra thường xuyên nhất vào bữa tối sau giờ làm việc cùng đồng nghiệp (chiếm 43,7%) và tại văn phòng (chiếm 36,8%).

Khi trở lại văn phòng sau đại dịch, nhiều nhân viên văn phòng ở xứ kim chi đối diện nỗi lo sợ trước văn hóa công sở độc hại, với sự sống lại của những cuộc nhậu sau giờ làm - thường được gọi là “hoesik”.

Nhưng “hoesik” chưa phải là tất cả. Việc trở lại văn phòng còn là nỗi ám ảnh với nhiều người trong bối cảnh bữa trưa ngày càng đắt đỏ và nạn chèn ép, quấy rối cấp dưới (gapjil) gia tăng.

Theo cuộc khảo sát của Embrain Public, được thực hiện từ ngày 10 đến 16/6 trên 1.000 nhân viên văn phòng từ 19 tuổi trở lên, 29,6% cho biết họ trải qua một số hình thức quấy rối tại nơi làm việc trong năm qua, bao gồm lạm dụng, bắt nạt bằng lời nói hoặc thể chất.

Trong số này, 39,5% đánh giá mức độ bị lạm dụng là “nghiêm trọng”; 11,5% có ý định tự tử; 67,6% không dám phản kháng trong khi 25,3% khiếu nại và 23,6% bỏ việc.

Các đối tượng khảo sát ​​cho biết việc chống lại hành vi quấy rối sẽ không cải thiện được tình hình. Họ cũng sợ bị trả thù.

Sự bùng nổ của webtoon

Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.

Tìm việc mới chưa bao giờ dễ như bây giờ

Theo các chuyên gia, đầu năm 2023 là "thời điểm vàng" để người thất nghiệp tìm công việc. Tuy nhiên, tình hình thị trường lao động có thể xấu đi trong ít tháng tới.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm