Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công an phải cấp CCCD trong thời hạn 7 ngày làm việc

Việc cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip trong thời hạn 7 ngày làm việc. Đây là quy định chung áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý vừa được Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày Tờ trình dự án Luật Căn cước, tại Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Theo đại tướng Tô Lâm, Luật Căn cước mới có 14 nội dung mới cơ bản so với Luật Căn cước công dân năm 2014. Trong đó, dự án luật mở rộng đối tượng áp dụng, ngoài đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, còn áp dụng đối với người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam, nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Cơ quan chức năng phải cấp, đổi, cấp lại CCCD cho người dân trong thời hạn 7 ngày làm việc (quy định cũ là trong thời hạn 7-20 ngày làm việc). Đây là quy định chung áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của người dân như Luật Căn cước công dân năm 2014.

Can cuoc cong dan anh 1

CCCD gắn chip được cấp trên toàn quốc từ ngày 1/1/2021.

Về căn cước điện tử, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ dự thảo mới quy định mỗi người chỉ có một căn cước điện tử là tài khoản định danh điện tử. Việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử phải sử dụng căn cước điện tử.

Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương thẻ gắn chip khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình CCCD; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Ngoài ra, dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “Căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Người dân thực hiện thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước hoặc ứng dụng VNeID khi đã có căn cước điện tử.

Chiến dịch cấp, đổi CCCD gắn chip được công an toàn quốc thực hiện từ ngày 1/1/2021. So với các giấy tờ tùy thân trước đây, CCCD có chip điện tử có thể lưu trữ trên 20 trường dữ liệu cá nhân, có chữ ký số và khả năng lưu trữ sinh trắc học (vân tay).

Theo quy định của Luật Căn cước công dân, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Loại giấy tờ này phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Hiện Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về xử phạt hành chính, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập cá nhân, quy định về các khoản thưởng không phải chịu thuế hoặc Luật cư trú, Luật hộ tịch và các điều cần biết khác…

Mở lại phiên xử cựu sếp Cienco 1 vì tự ý xóa nợ 184 tỷ đồng

Ông Phạm Dũng và nhiều bị can bị cáo buộc tự ý xóa 184 tỷ đồng nợ khó đòi là tài sản công và để ngoài sổ sách 4 khu đất có tổng trị giá hơn 67 tỷ đồng.

Cách để có tài khoản định danh mức độ 2 thay CCCD khi đi máy bay

Để có được tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân phải có CCCD gắn chip và đến cơ quan công an địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) đăng ký.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm