Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công cuộc tìm kiếm sự sống ở nơi khô nóng nhất hành tinh

Các nhà khoa học đối mặt với cái nóng như thiêu đốt, các loại khí độc hại và các hồ nước nóng đậm đặc axit ở lòng chảo Danakil nhằm tìm ra sự sống ở khu vực khắc nghiệt này.

Quang cảnh kỳ ảo ở nơi nóng nhất Trái Đất Khu vực Dallol ở Ethiopia được coi là nơi nóng nhất hành tinh với cảnh quan kỳ lạ của những chiếc hồ và suối axit nóng, các mạch nước, các khoáng chất phản ứng với muối biển.
noi nong nhat the gioi anh 1
Được biết đến như "Cổng địa ngục", lòng chảo Danakil ở Ethiopia là một trong những nơi hẻo lánh nhất thế giới. Đây được coi là nơi nóng nhất trên hành tinh và cũng là một trong những nơi khô hạn nhất. Tuy nhiên, một cuộc thám hiểm gần đây đã phát hiện khu vực này có chứa sự sống. Ảnh: Alamy.
noi nong nhat the gioi anh 2
Lòng chảo Danakil ở trung tâm của Sừng châu Phi là một trong những địa điểm khắc nghiệt và ít được nghiên cứu nhất trên thế giới. Nó nằm sâu 100 m dưới mực nước biển, trong khu vực núi lửa ở tây bắc Ethiopia, gần biên giới với Eritrea. Ảnh: Alamy.
noi nong nhat the gioi anh 3
Nơi đây hiếm khi mưa nhưng ngay dưới bề mặt khô rát này là biển magma nóng chảy luôn âm ỉ. Danakil có một số núi lửa thường xuyên hoạt động, tạo nên các hồ chứa dung nham sôi sục trên đỉnh. Khu vực này cũng rải rác các hồ axit và mạch nước phun trào cùng một miệng núi lửa sâu có tên Dallot. Ảnh: Alamy.
noi nong nhat the gioi anh 4
Danakil tràn ngập các mỏ khoáng sản bị đùn lên bề mặt. Khí hậu nóng và khô đồng nghĩa với việc rất ít loài động thực vật có thể sống sót. Từ năm 2013, một nhóm nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu khu vực độc đáo và xa lạ này. Họ đến từ Europlanet, nhóm các viện nghiên cứu và các công ty chuyên nghiên cứu các vùng trên Trái Đất có môi trường tương tự như Sao Hỏa. Ảnh: Alamy.
noi nong nhat the gioi anh 5
Màu sắc sặc sỡ ở đây là kết quả của mưa và nước biển bị magma đun nóng. Nước ở Danakil có độ pH trung bình là 0,2, điều hiếm thấy trong môi trường tự nhiên. Việc nghiên cứu Danakil gặp rất nhiều khó khăn vì vùng này cực kỳ khó tiếp cận. Tệ hơn, biên giới giữa Ethiopia và Eritrea đang xảy ra bất ổn chính trị. Năm 2012, du khách châu Âu đến khu vực này đã bị bắt cóc và bị giết. Ảnh: Getty.
noi nong nhat the gioi anh 6
Các nhà nghiên cứu tới Danakil phải có quân đội đi kèm để bảo đảm an toàn. Các nhà nghiên cứu làm việc ở thực địa phải chịu đựng nhiệt độ cao tới 55 độ C. Ngoài ra, họ còn đối mặt với khí hydro sulfua độc hại và clo bay hơi gây tổn thương đường hô hấp. Bởi vậy, họ phải luôn luôn đeo mặt nạ khi làm việc tại đây. Ảnh: Getty.
noi nong nhat the gioi anh 7
Nhóm nghiên cứu cho biết họ phải rất cẩn thận khi đi bộ tại khu vực này vì vỏ muối trên bề mặt rất mỏng và dễ vỡ. Nếu ngã xuống hố nước nóng chứa axit đậm đặc thì họ sẽ gặp rắc rối lớn vì bệnh viện cách đó vài giờ đi đường. Những cuộc thăm dò đầu tiên vào năm 2013 chỉ tập trung vào việc tìm ra cách làm việc tại Danakil để lên kế hoạch nghiên cứu phù hợp với môi trường đặc biệt này. Ảnh: Getty.
noi nong nhat the gioi anh 8
Vào mùa xuân năm 2016, các nhà nghiên cứu bắt đầu thu thập các mẫu từ suối nước nóng và hồ, hy vọng chúng chứa đựng sự sống. Họ cũng đo nhiệt độ và độ pH của các hồ. Họ trở lại vào tháng 1 năm nay để thu thập nhiều mẫu hơn. Tháng 3, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự sống sau khi chiết tách ADN từ vi khuẩn. Họ nhận thấy chúng có thể thích nghi với độ axit, nhiệt độ và độ mặn cao cùng lúc. Đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của vi sinh vật trong các hồ axit ở Danakil. Ảnh: Getty.
noi nong nhat the gioi anh 9
Cavalazzi, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết khi làm việc tại khu vực này, người ta có thể nhìn thấy các sinh vật nhỏ như côn trùng và chim nằm chết gần đó do hít phải quá nhiều CO2 ở bề mặt. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sự sống ở một hồ có nồng độ axit bằng 0 và xác lập kỷ lục mới về nơi có nồng độ axit cao nhất trên Trái Đất được phát hiện có sự sống. Ảnh: Getty.
noi nong nhat the gioi anh 10
Các vi khuẩn trong suối nước nóng Danakil có thể đã tiến hóa để thích nghi  trong môi trường khắc nghiệt tại đây. Phát hiện này có thể giúp giới nghiên cứu hiểu cuộc sống có thể phát sinh như thế nào trên Mặt Trăng và các hành tinh khác. Cavalazzi cho rằng chúng ta vẫn chưa khám phá hết khả năng thích nghi của các sinh vật và rất có thể còn có những hệ sinh thái phát triển trong điều kiện cực đoan hơn trên Trái Đất vẫn chưa được phát hiện. Ảnh: Getty.

Di sản UNESCO: Từ đồng cỏ nguyên thủy đến thành cổ nghìn năm

Từ "thành phố của những tháp gió" ở Iran, hang động hàng chục nghìn năm ở Đức đến hòn đảo đàn ông của Nhật Bản, UNESCO đã nâng danh sách di sản thế giới lên con số 1.073.

Lục địa đen - hành trình dọc 5 nước Tây Phi qua ống kính người Việt

Châu Phi, vùng đất khắc nghiệt và nghèo đói nhất thế giới, đang nỗ lực phát triển từ tiềm năng sẵn có dù phải đối mặt với tham nhũng, khủng bố và nguy cơ xung đột vẫn chưa mất đi.

Nhung cong trinh xa hoa tot bac o Qatar hinh anh

Những công trình xa hoa tột bậc ở Qatar

0

Nhà thờ dát vàng, bảo tàng Hồi giáo lớn nhất Trung Đông và sân vận động có máy lạnh đầu tiên trên thế giới, đất nước Qatar có hàng loạt công trình để chứng minh độ giàu có xa hoa.

Tuyết Mai (Theo BBC)

Bạn có thể quan tâm