Theo chuyên gia, kiểm soát đường huyết hiệu quả là yếu tố tiên quyết trong quản lý đái tháo đường. Sống chung với đái tháo đường là một hành trình gian nan nếu người mắc đái tháo đường không kiểm soát đường huyết tốt. Đường huyết tăng giảm đột ngột khó lường dẫn đến những khó khăn trong sinh hoạt, điều trị và làm tăng nguy cơ biến chứng.
Sống chung với đái tháo đường - hành trình không dễ dàng
Tại Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Nếu không theo dõi tình trạng đường huyết hiệu quả, người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng trầm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống.
Ông Văn Chỉ (70 tuổi, TP.HCM) đã sống chung với đái tháo đường hơn 20 năm. Từ khi được chẩn đoán, ông chia sẻ mình phải thường xuyên theo dõi đường huyết nhằm thay đổi lối sống, thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn.
Khi mới phát hiện bệnh, ông Chỉ thường tự theo dõi đường huyết bằng que thử đường huyết và trích máu ngón tay vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Việc trích đầu ngón tay nhiều lần mỗi ngày khiến ông thấy bất tiện và đau nhức.
Chị Tuyết Phượng (42 tuổi, TP.HCM) cũng phải đối mặt với nỗi bất an khi bệnh đái tháo đường đã trở thành một phần trong cuộc sống suốt 7 năm qua. Trước đây, chị phải trích máu ngón tay kiểm tra đường huyết tối thiểu 8 lần mỗi ngày.
“Tôi không biết lúc nào đường huyết cao hay thấp, không biết khi nào phải tiêm insulin. Nếu không kịp xử lý, cơ thể sẽ mệt mỏi rất nhanh, thậm chí có thể rơi vào hôn mê. Mà mỗi lần trích máu là mỗi lần đau”, chị Phượng tâm sự.
Công nghệ giúp cải thiện cuộc sống của người đái tháo đường
Việc tự theo dõi đường huyết vẫn là một khó khăn đối với nhiều người mắc đái tháo đường. Các dấu hiệu đường huyết tăng quá cao hay giảm quá thấp thường không dễ dàng nhận ra. Trước thực trạng này, công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp người bệnh nhận biết được đường huyết của mình theo thời gian thực để kịp thời điều chỉnh lối sống, đồng thời hỗ trợ các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị chính xác và phù hợp với tình trạng của từng người bệnh thông qua những thông tin chi tiết về dao động đường huyết.
Cách đây ba năm, ông Văn Chỉ được các bác sĩ giới thiệu sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục có tên FreeStyle Libre. Nhờ công nghệ này, ông có thể dễ dàng theo dõi tình trạng đường huyết mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là kịp thời phòng tránh những cơn hạ đường huyết khi đang ngủ vào ban đêm. Theo ông Chỉ, thiết bị quản lý đường huyết liên tục có thể giúp người mắc đái tháo đường sống tốt hơn.
“Có thể chủ động quản lý đường huyết là điều hạnh phúc của những người mắc đái tháo đường”, ông nói.
Ông Chỉ có thể chủ động theo dõi đường huyết liên tục. |
Từ khi sử dụng công nghệ CGM, chị Tuyết Phượng an tâm và tự tin hơn vì hiểu rõ tình trạng bệnh của mình. Chị chia sẻ rằng, công nghệ giúp chị có thể chủ động theo dõi đường huyết và tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Chị Phượng cho biết suốt 7 năm qua, chị chưa phải nhập viện vì đái tháo đường lần nào nữa bởi đã biết cách tự theo dõi đường huyết nhờ thiết bị CGM.
Công nghệ CGM giúp bệnh nhân đái tháo đường yên tâm hơn. |
Đối với ông Chỉ và chị Phượng, công nghệ CGM của Abbott đã trở thành một người bạn đồng hành, giúp họ giảm nhẹ những gánh nặng tâm lý, quản lý đái tháo đường thêm hiệu quả để có cuộc sống trọn vẹn hơn.
Hướng dẫn theo dõi đường huyết liên tục CGM được triển khai rộng rãi. |
Gần đây, "Hướng dẫn theo dõi đường huyết liên tục CGM" cũng đã được triển khai rộng rãi đến các chuyên viên y tế tại Việt Nam. Từ đánh giá của chuyên gia, nhìn tổng thể, việc vận dụng công nghệ CGM không chỉ giúp quản lý đái tháo đường hiệu quả hơn, mà còn góp phần làm giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh và hệ thống y tế.