Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con khó quay lại công việc văn phòng. Ảnh: CNA. |
Sự việc xảy ra khi 3 phụ nữ làm trong một tổ chức chính phủ có kế hoạch sinh con vào cùng thời điểm. Khi các giám đốc điều hành cấp cao biết được ý định trên, họ đã tổ chức một cuộc họp nội bộ và đề nghị cả 3 nên sắp xếp thứ tự mang thai để giảm thiểu sự bất tiện cho doanh nghiệp.
Thậm chí, một vị sếp lớn còn lên tiếng ra lệnh cho cấp dưới phải thực thi điều này. Một nữ nhân viên (28 tuổi) đã kết hôn trước khi gia nhập công ty vào đầu năm 2023. Cô cho biết mình đã lên kế hoạch có con trong năm nay dù có đi làm hay không.
Một phụ nữ khác (37 tuổi), làm công việc tương tự cũng mới kết hôn và muốn sinh em bé càng sớm càng tốt. Còn người cuối cùng (37 tuổi) đang có dự định sinh bé thứ 2.
Tất cả đều rất ngạc nhiên khi được các giám đốc yêu cầu tham dự cuộc họp để thảo luận về kế hoạch sinh nở của họ.
Một vị sếp nữ đã cố gắng thuyết phục cả ba rằng họ phải từ bỏ mốc thời gian mang thai ban đầu vì công ty không thể xử lý tình trạng thiếu nhân sự.
Cô gái trẻ tuổi nhất không chắc chắn về cách giải quyết của bản thân nên đã tìm kiếm lời khuyên qua các diễn đàn.
Bài đăng trên Weibo của cô đang lan truyền nhanh chóng và nhận được hơn 10.000 bình luận cho đến thời điểm hiện tại.
“Nếu làm trong một cơ quan có 3 đồng nghiệp đang nghỉ thai sản, tôi sẽ phát điên lên vì lượng công việc quá tải”, một dân mạng cho biết.
Trung Quốc có luật đề nghị người sử dụng lao động phải cho nhân viên nghỉ thai sản nhưng sự phân biệt đối xử và thiếu hiểu biết vẫn còn phổ biến ở nước này. Ảnh: Global Times. |
Một người khác nhận xét: “Hãy xem phụ nữ khó kiếm việc làm như thế nào”.
Đầu năm nay, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo có 9,56 triệu ca sinh vào năm 2022.
Đây là lần đầu tiên số em bé chào đời giảm xuống dưới mốc 10 triệu kể từ năm 1950. Hiện có 16 tỉnh ở đất nước tỷ dân đang ghi nhận mức tăng trưởng dân số âm.
Các nhà hoạch định lo ngại nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng vì không đủ lực lượng lao động trẻ tuổi để hỗ trợ số người cao tuổi đang tăng nhanh chóng.
Yêu cầu từ doanh nghiệp trên được cho là đang đi ngược lại với chính sách khuyến khích sinh con của chính phủ Trung Quốc. Khi tỷ lệ sinh thấp ở mức kỷ lục, một số khu vực đã sớm ban hành các gói thúc đẩy sinh sản nhằm cải thiện tình trạng này.
Tháng 2/2023, tỉnh Tứ Xuyên đã dỡ bỏ tất cả giới hạn về đăng ký khai sinh. Theo đó, tỉnh này sẽ không còn yêu cầu cha mẹ xuất trình giấy đăng ký kết hôn để làm thủ tục cho con cái. Ngoài ra, các quy định về số lượng trẻ em của mỗi hộ gia đình cũng bị loại bỏ.
Năm ngoái, Thượng Hải đã cho phép các bà mẹ đơn thân nhận trợ cấp thai sản. Quảng Đông và tỉnh An Huy cũng lần lượt đề xuất các quy định tương tự với Tứ Xuyên.
Một số tỉnh ra quy định mới về nghỉ hưởng lương cho các cặp vợ chồng mới kết hôn nhằm khuyến khích kết hôn và sinh con.
Tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, các gia đình được hỗ trợ 400 USD khi làm thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.