Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CSGT chỉ được nổ súng khi đó là lựa chọn cuối cùng

Vụ cảnh sát giao thông (CSGT) ở Đồng Nai nổ súng bắn vào đồng đội khiến một người tử vong, 2 người bị thương đang gây xôn xao dư luận. Có lẽ trường hợp nổ súng đặc biệt này không xảy ra nhiều, nhưng cũng cần có cái nhìn lại dưới góc độ “quyền được nổ súng”.

Theo Luật gia Giang Văn Quyết, CSGT là một trong những lực lượng được trang bị vũ khí quận dụng, trong đó bao gồm cả súng. Điều 13, Pháp lệnh 16/2011/ UBTVQH12 quy định rõ đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không…

Người sử dụng phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có sức khoẻ phù hợp, được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí. Người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, điều 13 của pháp lệnh 16 phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí.

Theo quy định, ngay cả khi được trang bị súng thì việc sử dụng súng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật.
CSGT Đoàn Thanh Phú được cấp cứu ở bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tối 22/9. Ảnh: Châu Thành.
Người thi hành công vụ chỉ được sử dụng công cụ hỗ trợ khi ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác; bắt giữ người theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với trường hợp nổ súng, điều 22 pháp lệnh 16 quy định rất rõ người thi hành công vụ chỉ được nổ súng trong 7 trường hợp đặc biệt cần thiết. Việc nổ súng được thực hiện khi đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ.

Trong trường hợp tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại thì người thi hành công vụ cũng được nổ súng.

Ở đây cần phải nhấn mạnh kể cả trong trường hợp tấn công tội phạm nguy hiểm như cướp, các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, việc nổ súng là lựa chọn cuối cùng, khi không còn biện pháp nào tốt hơn.

Việc CSGT Đồng Nai bắn đồng đội bằng súng gây thương vong nghiêm trọng dĩ nhiên không nằm trong trường hợp được phép nổ súng. Bởi lẽ việc nổ súng này không phải là trong trường hợp đang thi hành công vụ. Dù vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, xác minh tuy nhiên với việc sử dụng súng và nổ súng có phần “tùy tiện” này, thiết nghĩ cần phải chấn chỉnh lại những quy định nghiêm ngặt trong việc nổ súng.

Theo Người Đưa Tin

Bạn có thể quan tâm