1. Tại sao ngày 23 tháng Chạp, người Việt lại cúng ông Công ông Táo?
Theo "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của GS Trần Ngọc Thêm, cuối năm, ngày 23 tháng Chạp là Tết ông Công ông Táo, các gia đình cúng để ông Công ông Táo lên chầu trời. |
2. Bài vị Vua Bếp thường ghi chữ gì?
Sách "Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên" (NXB Thời Đại) ghi: Bài vị thờ Vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc Táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc. |
3. Táo Công gồm 3 vị, Thổ Công, Thổ Địa và ai?
Theo "Cơ sở văn hóa Việt Nam", 3 vị Táo Công gồm Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. |
4. Thổ Kỳ trông coi việc gì?
"Cơ sở văn hóa Việt Nam" ghi: Trong bộ ba đó, chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
|
5. Tên gọi khác của Thổ Địa trong 3 vị Táo Quân là gì?
Tác giả Bùi Xuân Mỹ ghi trong "Tục thờ cúng của người Việt" rằng: Khi cúng Thổ công phải khấn cả ba vị thần linh ghi trong bài vị, tức là Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân; Thổ địa Long mạch tôn thần; Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần. |
6. Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm những gì?
Theo Nhất Thanh trong sách "Đất lề quê thói", lễ vật thường thường là trầu rượu hoa quả xôi gà hay chân giò heo . |
7. Ngày 23 tháng Chạp, người Việt đốt gì cho Táo công?
Theo "Nghi lễ dân gian - Nghi lễ thờ cúng tổ tiên", những đồ vàng mã (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo cùng với bài vị cũ. |
8. Tại sao người Việt cúng cá chép vào Tết ông Công ông Táo?
Trong "Đất lề quê thói", Nhất Thanh ghi: Người ta mua cá chép thả sống trong chậu nước bày lên cúng để ông Công dùng làm ngựa cưỡi [...] vì theo thần thoại thì chỉ có cá chép hóa rồng, mà rồng bay trên mây thì đưa được ông Công lên trời.
|
9. Ngày xưa, nhà có trẻ con thường cúng thêm gì trong Tết ông Công ông Táo?
"Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên" ghi: Riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa [...] ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.
|
10. Ông Công ông Táo lên chầu trời làm gì?
"Đất lề quê thói" ghi: Ngày 23 tháng Chạp, Vua Bếp - cũng gọi là ông Công hay Táo quân - lên chầu Trời tâu việc thiện ác của nhân gian.
|