Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc chiến giành người giúp việc của giới siêu giàu Anh

Các gia đình giàu có ở xứ sở sương mù tăng lương, tặng vật phẩm xa xỉ để giữ chân người giúp việc của mình hoặc lôi kéo nhân viên nhà khác.

Trước đại dịch, không có gì lạ khi những người giàu có di chuyển liên tục giữa các căn nhà của họ. Tất cả biệt thự đều có nhân viên, thực phẩm dự trữ và luôn trong chế độ sẵn sàng, theo Telegraph.

Duy chỉ một điều mà giới nhà giàu không lường trước được: những người trông nom, quản lý nhà cửa cho họ lại chẳng còn ở đó. Phần lớn đã chủ động rời đi.

Mặt khác, những người dọn dẹp, giúp việc, quản gia, bảo mẫu, làm vườn và quản lý hành chính sớm nhận ra rằng chủ nhân của họ có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn khi ở nhà trong thời gian dài.

gioi sieu giau Anh tranh gianh nguoi giup viec anh 1

Người giúp việc hiện có lợi thế trong việc đàm phán điều khoản hợp đồng với gia chủ giàu có. Ảnh: Telegraph.

Khan hiếm nguồn cung

Paloma Irving, người điều hành công ty tuyển dụng độc quyền Irving Scott, cho biết nhiều ứng cử viên dày dặn kinh nghiệm ở châu Âu đã rời khỏi xứ sở sương mù vì Brexit và Covid-19.

Theo đó, những chủ nhân giàu có phải chứng kiến cảnh áo len đắt tiền của mình bị ném vào máy sấy đồ bởi một nhân viên mới vào nghề.

“Một đại lý hàng đầu có 35.000 ứng viên trên danh sách mà không thể tìm nổi một quản gia, người giúp việc nào để đề xuất cho khách hàng. Người Anh không muốn làm các công việc nội trợ, còn mức lương lại không đủ thu hút một người châu Âu ở lại Vương quốc Anh làm việc”, bà nói.

Ngoài ra, một số gia đình siêu giàu đã thẳng tay trừ lương của người giúp việc, bởi họ tự tin cho rằng sự suy thoái kinh tế của đại dịch sẽ đem lại lợi thế. Song, các nhân viên lập tức biến mất chỉ sau một đêm sau khi bị giảm thu nhập.

Trước thực trạng này, những người giúp việc hiện có nhiều ưu thế hơn khi đề cập đến điều khoản hợp đồng. Họ cũng có thể mong đợi nhiều hơn mức thu nhập 35.000 bảng Anh thông thường.

“Một người giúp việc từng phải sống cùng nhà chủ nay lại muốn ra ngoài, hoặc yêu cầu được nghỉ vào cuối tuần thay vì làm việc suốt 5-6 ngày”, Irving nói.

gioi sieu giau Anh tranh gianh nguoi giup viec anh 2

Giới siêu giàu tìm mọi cách từ tăng lương đến tặng quà xa xỉ để giữ chân nhân viên phục vụ trong nhà. Ảnh: Olivia Harris/Reuters.

Helen Kirwan-Taylor, một phóng viên kiêm nghệ sĩ đa phương tiện, cho biết người giúp việc của gia đình bà xin thôi việc sau khi được đề nghị mức lương cao hơn gấp 5 lần và một ngôi nhà ở bất kỳ nơi nào cô ấy muốn.

Những người làm vườn, một trong những vị trí khó tuyển dụng nhất, thậm chí còn được săn đón hơn, đến mức khách hàng phải tặng cho họ những món quà xa hoa thay vì chỉ tiền mặt để "níu kéo".

Vợ của một doanh nhân nổi tiếng ở Cotswolds chia sẻ với Telegraph: “Chúng tôi tặng cho người làm vườn của mình một chiếc BMW và đồng ý thanh toán toàn bộ tiền xăng của anh ta như một cách giữ chân”.

Lĩnh vực duy nhất mà các ứng viên đang xếp hàng để nộp đơn là công việc hành chính vì nó có thể được thực hiện từ xa.

Bảo mẫu, người giúp việc hay đầu bếp phải làm việc nhiều giờ liên tục, nhưng nhân viên hành chính có thể nghỉ từ 17h mà vẫn nhận mức lương 70.000 bảng Anh/năm cộng thêm một số lợi ích.

Giữ chân nhân viên ở cùng nhà

Các bảo mẫu cũng đề nghị các vị trí làm việc luân phiên - tức cứ 2 tuần làm, 2 tuần nghỉ - khiến gia đình phải tuyển dụng 2 thay vì 1 bảo mẫu.

Tương tự, quản gia, người giúp việc sẽ chỉ làm việc 1 trong 3 ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật, đồng nghĩa rằng ông, bà chủ của họ phải tìm người khác hoặc tự chăm sóc bản thân vào cuối tuần.

gioi sieu giau Anh tranh gianh nguoi giup viec anh 3

Một số nhân viên được yêu cầu ở lại cùng nhà chủ để tránh dịch bệnh. Ảnh: Telegraph.

Mặt trái của kiểu làm việc luân phiên này là nhân viên có cơ hội đi chơi, ra đường nhiều hơn. Nó dẫn đến một xu hướng mới trong các gia đình siêu giàu: yêu cầu nhân viên không nên mạo hiểm ra đường nếu không có nhiệm vụ gì.

“Một số khách hàng yêu cầu những bảo mẫu, quản gia sống chung nhà hãy tự cách ly vào những ngày nghỉ. Nhưng không có nghĩa họ bị tước mất tự do. Họ chỉ cần tránh nơi đông người hoặc hạn chế tiếp xúc người lạ”, Marina Shevchenko, chuyên gia tư vấn tuyển dụng tại Morgan & Mallet International, cho biết.

“Khi ở chung với chủ, nhân viên thường được cung cấp chỗ ở đẹp, thoải mái và mọi thứ họ có thể cần, miễn là không rời khỏi khu bất động sản”, Shevchenko nói thêm.

Chàng trai Anh thử nghiệm vaccine Covid-19 để kiếm tiền

Chia sẻ với VICE, nam sinh viên ở London cho biết anh tiêm thử vaccine mới và đưa virus SARS-CoV-2 vào cơ thể để nhận 4.000 bảng Anh.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm