1. Cuộc chiến vì chiếc ghế vàng là xung đột giữa Anh với nước nào?
Cuối thế kỷ 19, Anh đổ bộ, xâm chiếm vương quốc Ashanti (nay thuộc Ghana, châu Phi). Họ chiến thắng, lưu đày vua Prempe I và Ejisuhene - người đứng đầu vùng Ejisu - cùng một số quyền thần của Ashanti. |
2. Vì sao cuộc chiến nổ ra và có tên gọi là "Cuộc chiến vì chiếc ghế vàng"?
Khi trở thành người đứng đầu mới của Ashanti, thủ hiến Frederick Hodgson cho rằng bản thân đủ tư cách để ngồi lên chiếc ghế vàng của người dân vương quốc này. |
3. Với người Ashanti, chiếc ghế vàng tượng trưng cho điều gì?
Với người dân Ashanti, chiếc ghế vàng tượng trưng cho chủ quyền vương quốc, là biểu tượng thiêng liêng cho toàn bộ sự tồn tại của họ. Họ nhất quyết không để người không hiểu gì về cội nguồn dân tộc ngồi lên nó. |
4. Ai lãnh đạo người dân Ashanti trong cuộc chiến vì chiếc ghế vàng?
Sau khi Ejisuhene bị lưu đày, mẹ ông, bà Yaa Asantewa, lên nắm quyền cai quản vùng Ejisu-Juaban. Trước đòi hỏi quá đáng phía Anh, năm 1900, bà kêu gọi mọi người đứng ra bảo vệ chiếc ghế. Bà trở thành phụ nữ duy nhất trong lịch sử Ashanti lãnh đạo quân đội. |
5. Sau thất bại ban đầu, người Anh phản công, nhiều tướng bên Ashanti bị bắt, kết cục của người lãnh đạo ra sao?
Trước sự tấn công của người Ashanti, quân Anh lui về cố thủ. Khi quân cứu viện đến, Anh phản kích, phía Ashanti không thể chống cự. Bà Yaa Asantewa cùng nhiều tướng lĩnh bị bắt, lưu đày đến Seychelles. Năm 1921, bà chết khi đang lưu vong. |
6. Khoảng bao nhiêu lính Anh thiệt mạng trong cuộc chiến?
Theo War History Online, mặc dù số lượng người Ashanti thiệt mạng trong cuộc chiến không rõ, Anh mất khoảng 1.000 người cho các cuộc xung đột xảy ra trong chưa đầy một năm. |
7. Tại sao người Ashanti vẫn tuyên bố chiến thắng dù bị thôn tính hoàn toàn sau cuộc chiến?
Người Ashanti tuyên bố họ chiến thắng trong cuộc chiến vì họ bảo vệ được chiếc ghế vàng, không để người nước ngoài mạo phạm nó. Tên Yaa Asantewa khắc sâu trong lịch sử Ashanti và toàn châu lục, trở thành một trong những nữ lãnh đạo vĩ đại nhất. |