Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội năm 2019, mỗi ngày người dân Hà Nội thải ra 4.000-5.000 tấn rác từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh; trong đó có 80 tấn nhựa và túi nylon.
Cuộc đời "ngắn ngủi" của nhựa tại Việt Nam
“Bạn có thể uống hết một chai nước suối trong 2 phút, nhưng cần đến hàng trăm năm để tiêu hủy chiếc chai đó”, một bạn trẻ bình luận dưới bài đăng về vấn đề rác thải nhựa trên mạng xã hội. Hơn ai hết, người trẻ - đối tượng khách hàng chính của các sản phẩm tiêu dùng sử dụng vật liệu nhựa là những người hiểu rõ nhất về tác hại mà loại rác này gây ra cho môi trường.
Phần lớn rác thải nhựa được đưa đến những bãi chôn lấp, hoặc thải ra sông, biển. |
Quá trình phân hủy của rác thải nhựa đôi khi lên đến nhiều thế kỷ, chúng cũng không bị tiêu hủy hoàn toàn mà chỉ phân tách từ lớn thành nhỏ, ngấm xuống đất, tiếp tục phá hủy môi trường đất, nước ngầm, biển…
Ngoài ra, nhựa dễ dàng tan chảy trong khoảng 70-800 độ, và có thể hòa vào thực phẩm, đi vào cơ thể của con người. Đặc biệt, nhựa chứa chất độc hại dioctyl phthalate (DOP), nếu tích lũy lâu ngày trong cơ thể người sẽ gây bệnh.
Việc đốt nhựa không đúng quy chuẩn cũng thải ra vô số khí độc hại, gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài các biện pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa được Nhà nước và các tổ chức đoàn thể triển khai, người dân Hà Nội, đặc biệt là giới trẻ cũng hăng hái tìm giải pháp. Nhiều người trẻ cho rằng, để giảm lượng rác nhựa ra môi trường, chúng ta cần nghĩ cách “kéo dài sự sống” cho đồ nhựa, biến chúng thành những vật dụng hữu ích trong đời sống hàng ngày, thay vì ném vào thùng rác sau một lần sử dụng, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm.
Một người dân Hà Nội mang rác thải nhựa đến đổi cho chương trình phân loại rác. |
“Trước đây, mình có thói quen uống hết nước, hay ăn xong là vứt luôn chai nhựa, hộp đựng nhựa vào thùng rác. Nhưng bây giờ mình dần tập thói quen giữ lại chai lọ, hộp nhựa để tái sử dụng cho những việc khác, như đựng nước lọc, đựng đồ đạc, hay thậm chí để trồng cây. Mình thấy đồ nhựa ở Việt Nam có vòng đời quá ngắn, nếu ai cũng có ý thức tái sử dụng, chúng sẽ ‘sống thọ’ hơn nhiều”, bạn Hoàng Trung Nam (quận Ba Đình) cho biết.
Nhiều người khác tuy không tái sử dụng đồ nhựa, nhưng cũng có thói quen tích lũy để đem đổi cho các chương trình phân loại rác tái chế, vốn ngày càng phổ biến ở thủ đô cũng như trên cả nước.
Viết nên cuộc đời mới ý nghĩa cho nhựa
Từ tháng 9, bác Đặng Ngọc Dũng (quận Hai Bà Trưng) có thói quen thu gom chai lọ nhựa qua sử dụng trong sinh hoạt, đợi khi đủ nhiều lại mang đến điểm đổi nhựa tái sinh ở gần nhà để lấy quà tặng.
“Thực ra nhận quà tặng chỉ là phụ, quan trọng là tôi muốn làm gương cho con cháu trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa”, bác Dũng cho biết.
Ngày hội đổi nhựa tái chế lấy quà tặng (Green Day) là một hoạt động thuộc khuôn khổ hợp tác dài hạn giữa Unilever Việt Nam và Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội - Urenco tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về lợi ích và sự cần thiết phải phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội.
Chương trình hy vọng tạo cho người dân thủ đô thói quen mang rác đã được phân loại đến các điểm đổi lấy quà tặng, cũng như thành thạo cách thức phân loại rác.
Người dân thủ đô có thể “đổi rác lấy quà” tại các điểm tiếp nhận ở quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. |
Sau khi thu gom, rác thải nhựa sẽ được đưa về xử lý tại nhà máy theo phương pháp an toàn, bền vững, tái chế thành bao bì sản phẩm, quay trở lại nền kinh tế tuần hoàn, hoặc nhiên liệu đầu vào trong quy trình sản xuất tại các nhà máy công nghiệp.
Nhờ ngày hội “đổi rác lấy quà” được tổ chức liên tục từ tháng 9 đến nay, người dân nội thành Hà Nội dần tạo được thói quen thu gom rác thải nhựa, gián tiếp giúp nhựa có một cuộc đời mới ý nghĩa hơn, thông qua hoạt động đổi rác cho chương trình. Hiện nay, ban tổ chức liên tục mở thêm các điểm đổi rác lấy quà tặng trong các quận để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong ngày 28/11, đại diện Urenco cho biết đã thu được hơn 2,5 tấn nhựa tái chế, đổi hàng trăm suất quà là sản phẩm tiêu dùng của Tập đoàn Unilever cho người dân. |
“Điều mình thích nhất ở ngày hội Green Day là không chỉ thu gom rác đổi quà, ban tổ chức còn thực hiện công tác tuyên truyền quản lý, phân loại rác tại nguồn đến từng phường, trường học, cơ quan đoàn thể. Nhờ đó, mình và gia đình hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phân loại rác, cũng như phân loại sao cho khoa học, hiệu quả”, Hoàng Trung Nam đánh giá.
Ngày hội Green Day nằm trong ký kết thỏa thuận hợp tác song phương giữa Urenco và Unilever Việt Nam, thực hiện kế hoạch hành động và tổ chức chương trình phân loại rác tại nguồn, kết hợp với thu gom và xử lỷ rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020. Chương trình hướng tới mục tiêu đưa nhựa về đúng với vị trí trong vòng kinh tế tuần hoàn, để nhựa quay lại giúp ích nhiều hơn cho người dân và nền kinh tế về lâu dài.
Thông tin chi tiết về ngày hội, độc giả có thể xem tại website hoặc fanpage.
Bình luận