He Shilong nổi tiếng từ năm 3 tuổi nhờ khả năng viết thư pháp. Ảnh: Sohu. |
He Shilong sinh năm 2000, ở Liêu Ninh, Trung Quốc, nổi tiếng với tài năng thư pháp thiên bẩm.
Ngay từ năm 3 tuổi, He Shilong đã được cha mình là ông He Fengshun hướng dẫn viết thư pháp và vẽ quốc họa. Sau nhiều năm miệt mài rèn luyện, tài năng của He Shilong đã gặt hái được nhiều thành công vang dội trong giới thư pháp.
Thần đồng thư pháp
Năm 7 tuổi, cậu xuất sắc đạt chứng chỉ cấp 5 của Trung tâm Khảo thí Nghệ thuật Trung Quốc. Thành tích này đã thu hút sự chú ý của Hiệp hội Thư pháp Bắc Kinh (Trung Quốc).
Một năm sau, tại Đại hội đường Nhân dân Trung Quốc, cậu bé nhỏ tuổi nhất đã thể hiện tài năng phi thường khi viết thư pháp bằng cả hai tay một cách thành thạo, thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ của đông đảo khán giả.
Cậu được giới chuyên môn gọi với những cái tên như "thần đồng thư pháp", “thiên tài sở hữu nét chữ rồng bay".... Thậm chí, nhận thấy tài năng thư pháp của cậu, Hiệp hội Sách Trung Quốc còn kết nạp cậu trở thành thành viên nhỏ tuổi nhất.
Theo KK News, năm 11 tuổi, He Shilong tham gia buổi hòa nhạc từ thiện quy tụ các doanh nhân nổi tiếng. Trong khuôn khổ buổi hòa nhạc, tác phẩm thư pháp với 4 chữ "Đại ái vô cương" (Tình yêu vô biên) của cậu đã được đem ra đấu giá.
Tác phẩm này đã thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và được Phó Tổng giám đốc tập đoàn Vanke, ông Mao Daqing, mua lại với giá 110.000 nhân dân tệ (khoảng 420 triệu đồng). Mức giá này vượt xa so với thu nhập của nhiều nghệ sĩ thư pháp dày dặn kinh nghiệm.
He Shilong đã liên tục tham gia các sự kiện, quảng cáo cho các tổ chức giáo dục và nghệ thuật thư pháp để kiếm tiền. Ảnh: Baidu. |
Tuột dốc bởi con đường “viết chữ lấy tiền”
Không ai ngờ rằng kể từ khi bức thư pháp được mua với giá 110.000 nhân dân tệ, cuộc đời của He Shilong rẽ sang hướng khác.
Nhận thấy tiềm năng thương mại của cậu bé, nhiều tổ chức kinh doanh đã tìm đến He Shilong và cha của cậu để mời hợp tác. Ông He Fengshun quyết định cho con trai nghỉ học và tham gia các hoạt động thương mại.
He Shilong liên tục có mặt tại các sự kiện, quảng cáo cho các tổ chức giáo dục và nghệ thuật thư pháp, tận dụng danh tiếng "thần đồng thư pháp" để thu hút học viên.
Phí tham gia các sự kiện của He Shilong cũng tăng đột biến, từ vài nghìn lên đến vài chục nghìn nhân dân tệ, giúp 2 cha con kiếm được bộn tiền.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng và những lời khen ngợi không ngừng đã khiến He Shilong dần đánh mất bản thân. Cậu bé bắt đầu tự mãn và không còn chú trọng vào việc luyện tập - vốn là nền tảng quan trọng để phát triển kỹ năng và đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật thư pháp.
Việc dành thời gian cho thư pháp khiến Thế Long bỏ bê các môn học, dẫn đến thiếu hụt kiến thức văn hóa và xã hội trầm trọng.
Lúc này, nếu cậu bé và gia đình thức tỉnh kịp thời, không tập trung vào hư danh, chuyên tâm rèn luyện thì vẫn chưa muộn. Tuy nhiên, họ không làm vậy, chính He Shilong cũng không nhận ra vấn đề. Dần dần, kỹ năng thư pháp của He không những không tiến bộ mà ngày càng thương mại, thụt lùi đáng kể so với thời điểm trước đây.
Do đã quen được mọi người tung hô, cậu trở nên "ngông cuồng" và đưa ra ý tưởng táo bạo, sáng tạo một trường phái thư pháp mới, đem đi dạy và tham gia triển lãm. Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích He Shilong theo đuổi phong cách "thư pháp giang hồ", không theo tinh hoa thư pháp truyền thống của Trung Quốc.
Năm 2019, khi video ngắn và livestream phát triển, He Shilong bắt đầu khai thác thị trường này để kiếm tiền. Cậu đăng tải hình ảnh thư pháp và các giải thưởng của mình lên các nền tảng mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người xem.
Sau khi thu hút được lượng người theo dõi nhất định, He bắt đầu livestream bán các sản phẩm liên quan đến thư pháp, kêu gọi họ tặng quà để đổi lấy thư pháp của mình. Tuy nhiên, cậu lừa dối khách hàng bằng cách bán chữ ký và thư pháp in sẵn, thay vì viết tay như lời hứa.
Nhiều người hâm mộ đã phẫn nộ khi phát hiện ra sự lừa dối và lên tiếng tố cáo cậu. Tuy nhiên, He Shilong không hề hối hận mà tiếp tục livestream bán hàng, hoàn toàn đánh mất danh tiếng của mình và dần bị lãng quên.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.