Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản.
Sumo là môn võ truyền thống của Nhật Bản, với hơn 1.500 năm lịch sử. Tuy nhiên, người Mông Cổ đang dần thống lĩnh môn này. Tomozuna Oyakata là người gốc Mông Cổ đầu tiên đứng đầu một võ đường sumo.
Các đấu sĩ được gọi là rikishi. Tại võ đường Tomozuna trong một ngôi đền Phật giáo, các rikishi dành hơn ba tiếng mỗi buổi sáng để tập thế nắm giữ đối phương.
Đấu sĩ nào đẩy được đối thủ ra khỏi vòng hay đánh ngã đối thủ là người chiến thắng. Do đó, nhiều trận đấu chỉ kéo dài trong vài giây.
Đấu sĩ sumo nạp vào khoảng 8.000 calo mỗi ngày (gấp bốn lần người bình thường). Các đấu sĩ tập sự ăn hai bữa mỗi ngày.
Người mới vào sẽ chuẩn bị bữa trưa, gồm chân giò, cá mòi nướng hoặc rán giòn, cơm và “chanko nabe”.
Chanko nabe là món lẩu đặc trưng gắn liền với môn võ sumo.
Trong quá trình tham dự giải đấu sumo Nagoya, đoàn võ Tomozuna ở tạm tại một ngôi đền Phật giáo. Nơi này có chỗ cho họ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện.
Để trở thành võ sĩ sumo thực thụ, những người ngoại quốc phải từ bỏ quốc tịch gốc của mình. Tomozuna Oyakata phải nhập quốc tịch Nhật Bản và anh đã lấy vợ là người Nhật.
Các võ sĩ không phải gốc Nhật đắm mình vào nền văn hóa của quốc gia này. Họ búi tóc kiểu samurai và tuân thủ những nguyên tắc cứng nhắc của môn thể thao này.
Nhiều đấu sĩ có lượng lớn người hâm mộ. Tomozuna Oyakata, tên khai sinh ở Mông Cổ là Nyamjavyn Tsevegnyam, nói tiếng Nhật gần như người bản địa.
Người hâm mộ đem các món ăn đến tặng đấu sĩ.
Vòng đấu được làm từ cát. Khi đấu sĩ ngã xuống, khố của họ sẽ bám đầy cát bụi.
Tomozuna là một trong những lò võ sumo danh tiếng nhất Nhật Bản, được thành lập từ năm 1941. Chỉ có 11 thành viên của Tomozuna tham dự giải đấu lần này.
Để duy trì trọng lượng, họ ngủ nhiều tiếng liền ngay sau khi ăn.
Mặt nạ oxy giúp họ thở được trong lúc ngủ.
Các buổi tập rất nặng nề, nên đấu sĩ cần nghỉ ngơi giữa mỗi trận.
Môn võ này có lịch sử lâu đời, nhưng các võ sĩ không phải thầy tu. Họ vẫn dùng điện thoại thông minh và Facebook như người bình thường.
Họ cũng cần chú ý đến ngoại hình. Như các vận động viên khác, họ có mối quan hệ xã hội.
Đấu sĩ sumo được mời tới nhiều sự kiện quan trọng, như các bữa tiệc và giao lưu với người hâm mộ.
Những em bé viết điều ước lên giấy và trao cho các võ sĩ trong lễ hội Tanabata.
Sức mạnh hơn người đem lại nhiều điều thú vị.
Đây là môn võ truyền thống của Nhật Bản, nhưng không nhiều người trẻ muốn theo đuổi sumo. Phần lớn thanh niên Nhật Bản không muốn chịu đựng việc luyện tập khổ cực hay phải sống theo nguyên tắc truyền thống. Đó là lý do ngày càng nhiều võ sĩ sumo là người nước ngoài.
Vuốt ve thú cưng ở quán cà phê, xem thi đấu Sumo, tìm hiểu bí mật của rượu sake, thưởng thức thịt bò Kobe... là những trải nghiệm du lịch chỉ có ở Nhật Bản.