Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống của nam sinh mang gương mặt dị tật

Bị nhiễm trùng khi thay răng, trải qua nhiều lần điều trị tại các bệnh viện trong và ngoài nước nhưng chàng sinh viên CNTT năm thứ 2 vẫn phải mang khuôn mặt dị tật.

Sinh năm 1993, Dương Đức Thắng hiện là sinh viên năm thứ 2 lớp công nghệ điện tử và truyền thông K12A, ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông - ĐH Thái Nguyên. Em mang trong mình căn bệnh u xương hàm răng từ năm 8 tuổi và có khuôn mặt dị tật.
Nhập mô tả cTheo thầy chủ nhiệm Đinh Văn Nam, trong quá trình 2 năm giảng dạy và quản lý Thắng thì cậu là cậu học trò ngoan, có ý thức, chăm chỉ học hành. Hiện em đang là sinh viên được miễn học phí và nằm trong danh sách được nhận học bổng của nhà trường.ho ảnh
Theo thầy chủ nhiệm Đinh Văn Nam, trong 2 năm giảng dạy và quản lý Thắng thì em là một học trò ngoan, có ý thức và hòa đồng với các bạn trong lớp. Ngoài ra Thắng còn được miễn học phí và nằm trong danh sách được nhận học bổng của nhà trường.

Thắng đỗ đại học với số điểm 14,5. Hàng ngày sau giờ lên lớp, em lại đi bộ về căn nhà trọ thuê với giá 250.000 đồng/tháng. Căn phòng 12 m2 này nằm cách trường 1 km. Quãng đường từ nhà Thắng tới trường hơn 15 km. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nếu đi xe buýt phải qua 2 tuyến và ảnh hưởng tới sức khỏe nên từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần em sinh hoạt và ở tại nhà trọ.

Theo học ngành CNTT là mơ ước để có một công việc hợp lí khi trở thành kĩ sư máy tính sau này, nhưng hiện tại bản thân Thắng cũng gặp khó khăn khi ở năm thứ 2 rồi mà cũng chưa có một chiếc máy tính để phục vụ công việc học tập của mình. Nhiều lúc em phải tranh thủ sử dụng máy tính của bạn bè cùng lớp hoặc anh chị trong xóm trọ để làm các bài tập trên máy mà thầy cô giao.
Thắng theo học ngành CNTT với mơ ước để có một công việc hợp lý khi trở thành kỹ sư máy tính sau này. Nhưng hiện tại Thắng vẫn chưa có một chiếc máy tính để phục vụ công việc học tập. Nhiều lúc em phải tranh thủ sử dụng máy tính của bạn bè cùng lớp hoặc anh chị trong xóm trọ để làm các bài.
Dương Quỳnh Trang - cô em con dì của Thắng tuy học tại ĐH khoa học Thái Nguyên nhưng lại quyết định trọ ở xa trường để hàng ngày có thể giúp đỡ Thắng cơm nước. Phòng của cô ở cùng xóm trọ với Thắng.
Bị dị tật ở hàm răng, Thắng gặp khó khăn trong việc nhai những  thức ăn cứng và cơm. Hầu hết phải dùng máy xay sinh tố để làm nhuyễn thì cậu mới ăn được.
Chiều thứ 6, sau khi kết thúc buổi học cuối tuần Thắng đạp xe về nhà trên quãng đường 15 km đầy bụi và nắng.
Thắng bên bố mẹ - ông Dương Quang Trung và bà Dương Thị Diện. Chị gái em đã đi lấy chồng tại Bắc Ninh. Anh song sinh của em mới tốt nghiệp cao đẳng và vừa nhận việc. Gia đình thuần nông, kinh tế khó khăn, ông Trung thường xuyên đau ốm. Công việc đồng áng nặng nhọc đặt lên vai bà Diện. Thỉnh thoảng người chị gái gửi tiền hỗ trợ về cho gia đình và Thắng ăn học.
Ông Diện kể, khi Thắng 8 tuổi, nhổ răng xong răng mới không mọc lại mà bị đẩy những khối thịt lên. Sau khi đi thăm khám và chạy chữa ở nhiều nơi, bác sĩ xác định có tế bào ung thư. Gia đình đã đổ khá nhiều tiền cho việc chạy chữa trong suốt hơn 2 năm từ Thái Nguyên tới viện Răng Hàm Mặt Trung ương và viện K - Hà Nội ".
Chỉ đến khi có tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước để ý (lớp 5, lúc em đạt giải nhất học sinh giỏi toán tỉnh Thái Nguyên)  Thắng được sang Hàn Quốc để phẫu thuật lại khuôn mặt vào năm 2009. Trong suốt quá trình 3 tháng cùng bố chữa trị tại Hàn Quốc , em đã thoát khỏi cảnh băng mặt.
Bằng tiến bộ khoa học, các bác sĩ tại Hàn Quốc đã cấy ghép xương chân, xương sườn và thịt ở đùi để cấy vào khuôn mặt của em. Năm 2011 sau khi quay trở lại để cấy ghép hàm răng, phía Hàn Quốc đành phải dừng lại chờ em đủ điều kiện về sức khỏe, xương chắc hơn và nhất là chế độ dinh dưỡng phải hợp lý. Đây là việc khó khăn đối với điều kiện kinh tế gia đình Thắng.
Thắng chia sẻ: "Em cũng mơ ước được sớm cấy ghép cho khuôn mặt có thể đỡ hơn, tự tin hòa đồng cùng các bạn nhưng mọi thứ có vẻ khó vì kinh tế chỉ trông vào người mẹ làm nông, bố thì chỉ có thể làm được việc nhẹ vì ông bị tai biến và mất một loạt đốt ngón tay đầu ở bàn tay phải. Yêu cầu về dinh dưỡng mà các bác sĩ Hàn Quốc đòi hỏi khá tốn kém."

 

Trao đổi với Zing.vn, phó chủ tịch xã Thượng Đình - huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Dương Quốc Hùng xác nhận, gia đình em Dương Đức Thắng là gia đình thuần nông có điều kiện kinh tế khó khăn, được địa phương hỗ trợ một phần về tiền điện và các chi phí của địa phương.

Bố của Thắng - ông Dương Quang Trung thường xuyên đau ốm do tai biến và bị thương ở bàn tay phải. Thắng là học sinh loại khá giỏi trong 12 năm liền, được hỗ trợ từ quỹ khuyến học của địa phương và nhiều lần được tuyên dương tại các buổi lễ lớn khi ông tham dự. Em bị dị tật từ khi học cấp 1, được tổ chức của Hàn Quốc đưa 2 bố con sang để điều trị cho Thắng. Tuy việc điều trị làm dang dở việc học nhưng em vẫn quyết tâm thi đỗ vào trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông của Thái Nguyên.

"Để phẫu thuật cho khuôn mặt em trở lại lành lặn khi đưa ra nước ngoài chữa là khả thi nhưng chi phí rất tốn kém nên trước mắt chưa có các nhà hảo tâm giúp đỡ thì không hy vọng gì được", ông Hùng nói.

 

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm