Tác giả của bộ ảnh là nhiếp ảnh gia người Anh Ton Koeneon. Ông đã có chuyến tác nghiệp tới khu ổ chuột Lagos, thuộc Badia, Nigeria và ghi lại cuộc sống khốn khó, khổ cực của những phận gái bán ho
a tại đây. Trong ảnh là một khách đang lựa chọn gái bán dâm trong căn phòng chật hẹp, tạm bợ. |
Căn bệnh thế kỷ là nỗi ám ảnh với những người dân ở Nigeria. Theo Daily Mail, khoảng 1,2 triệu người ở Lagos đang mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS. |
Một cô gái đang phải hứng chịu hậu quả từ những lần bán dâm. Khi tới đây, người lái xe nói bông đùa với ông Koeneon rằng: “Nếu anh lái xe ngoài đường, anh có thể ngửi thấy mùi HIV ở khắp nơi. Người dân Nigeria thiếu thốn đủ thứ, ngoại trừ tính hài hước của người da màu”. |
Được mệnh danh là “Những thiên thần chết chóc”, hàng chục nghìn gái mại dâm ở những khu ổ chuột tại Badio hàng ngày phải đấu tranh với cuộc sống khắc nghiệt, chịu cảnh bị bán thân với giá rẻ mạt khoảng 2,5 USD. Hơn nữa, nhiều bé gái 14 tuổi đã phải bán thân để phụ giúp gia đình. |
Mỗi gái mại dâm phải chiều chuộng khoảng 5 người đàn ông mỗi ngày. |
Là đất nước nghèo nàn nằm ở vùng Tây Phi, với dân số 140 triệu người, Nigeria có số lượng người nhiễm HIV cao nhất thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Nam Mỹ. |
Những người phụ nữ này không chỉ đối mặt với sự đe dọa của bệnh tật, mà còn phải chịu cảnh bị bạo hành, hiếp dâm, bắt cóc và trộm cắp. Nhiều người thường tìm cách cất giấu tiền trong phòng riêng, nơi được canh giữ bởi những tên bảo kê to lớn. |
Gái mại dâm sống trong căn phòng siêu nhỏ, bao quanh bởi bảng trang trí và những bức tôn mái nhà hoen gỉ. “Độ trẻ đẹp sẽ quyết định tới giá đi khách của gái bán dâm. Những người đàn ông thản nhiên bước vào nhà thổ như vào tiệm bánh ngọt vậy”, nhiếp ảnh gia chia sẻ |
Gái mại dâm ở khu ổ chuột Lagos cũng được chia thành nhiều loại. "Có những cô chỉ phục vụ một khách hàng mỗi đêm, họ được trả giá từ 50 đến 100 USD cho mỗi lần đi khách tại nhà hoặc khách sạn”, ông Koene cho biết. |
Theo ước tính của tổ chức từ thiện phòng tránh HIV/AIDS có 3,2 triệu người sống ở Nigeria đang phải sống chung với căn bệnh HIV và 51% dân số đang được điều trị kháng virus. |