Thế giới
Ảnh & Video
Cuộc sống dưới chân núi lửa không ngủ yên ở Hawaii
- Chủ nhật, 1/9/2013 06:28 (GMT+7)
- 06:28 1/9/2013
Sau những lần phun trào của núi lửa Kilauea ở Hawaii, sự sống lại hồi sinh. Dù lo sợ, người dân địa phương vẫn xây nhà mới, làm việc chăm chỉ để xây dựng tương lai.
|
Kilauea hoạt động thường xuyên nhất trong 5 núi lửa ở Hawaii (Mỹ). Khi mặt trời lặn, nham thạch tại Kilauea sáng dần. Nham thạch gặp nước của Thái Bình Dương tạo thành khói nghi ngút. Ngày 3/1/1983, Kilauea phun trào và tàn phá nhà cửa của người dân. Khoảng hơn 200 ngôi nhà bị phá hủy. Nham thạch bao phủ gần 15 km đường trên đảo. Thêm vào đó, khung cảnh của đảo Hawaii bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong vòng hơn 30 năm qua, nham thạch đông cứng phủ kín khoảng 130 km2 đất trên đảo. Dù núi lửa Kilauea dữ tợn như vậy, hàng năm du khách vẫn nườm nượp kéo đến để thăm quan. Ảnh: BBC.
|
|
Kilauea nằm trong Công viên núi lửa ở Hawaii. Con đường chính của công viên từng chạy dọc bờ biển phía nam của Hawaii. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, nham thạch cắt đôi đường và bao phủ chiều dài hơn 10 km. Ảnh BBC.
|
|
Trong vòng nhiều thập kỷ qua, người dân địa phương sống trong lo sợ. Họ biết, núi lửa có thể hủy diệt nhà cửa bất kỳ lúc nào. Năm 1990, thị trấn Kalapana gần chân núi từng “chịu trận”. Khoảng 200 ngôi nhà biến mất vì nham thạch. Cô Cheryl Adler cũng mất nông trang hơn 80.000 m2 trong thảm họa đó. Cô cùng gia đình sơ tán khỏi quê hương. Năm 2001, gia đình cô quay trở lại ngôi nhà cũ để chăm sóc vườn cây mặc dù cô vẫn rất lo sợ. Năm 2010, nham thạch lại tấn công Kalapana. Adler nhớ cô đã giúp một nhà hàng xóm sơ tán đồ đạc. Gia đình hàng xóm quyết định không rời nhà cửa. Họ chơi đàn piano qua đêm trong khi nham thạch chỉ cách nhà họ khoảng 30 m. Kỳ diệu thay, núi lửa ngừng hoạt động và nhà họ vẫn còn nguyên vẹn. Dù họ đối mặt với nguy hiểm, nhiều gia đình vẫn xây nhà cách nhà cũ chỉ vài mét. Ảnh: BBC. |
|
Cô Adler hiện giờ kiếm sống từ núi lửa. Cô điều hành tour du lịch trên núi, chia sẻ những trải nghiệm của cô về những lần núi lửa từng hoạt động cùng sự dũng cảm của người dân địa phương khi núi lửa tấn công. Ảnh: BBC. |
|
Sau vài giờ tham quan, không khí bỗng nhiên nóng dần, sau đó dòng nham thạch đỏ rực xuất hiện trong lòng đất. Adler cẩn thận dẫn du khách qua đoạn đường chỉ cách nơi nham thạch đang chảy vài mét. Nếu du khách không cẩn thận, nham thạch có thể làm tan chảy gót giày của họ. Ảnh: BBC. |
|
Hành trình du lịch của Adler có tên là “Chọc gậy vào nham thạch”. Đúng như tên của hành trình, du khách sẽ dùng gậy chọc thẳng vào nham thạch đỏ đang chảy. Đầu cây gậy ngay lập tức sẽ bốc cháy. Lúc này, du khách phải thận trọng và không được tiến gần hơn nữa. Ảnh: BBC. |
|
Adler dẫn du khách trở về theo con đường an toàn trước khi mặt trời lặn. Nham thạch thường đẹp nhất khi trời tối. Vậy nên, một số du khách gan dạ đã nán lại để chiêm ngưỡng. Trên đường về, du khách dùng đèn sáng và bước cực kỳ cẩn thận. Nếu ai đó vô tình trượt chân, họ sẽ gặp nguy hiểm. Ảnh: BBC. |
|
Sau những lần núi lửa tàn phá thị trấn Kalapana, sự sống lại hồi sinh. Cây cỏ bắt đầu nhen nhóm mọc. Những người như Adler tiếp tục làm việc chăm chỉ và hy vọng vào tương lai. Ảnh: BBC. |
nham thạch
núi lửa
hawaii
Kilauea