Xã hội
Ảnh & Video
Cuộc sống hạnh phúc của người phụ nữ bại liệt
- Thứ tư, 13/1/2016 06:46 (GMT+7)
- 06:46 13/1/2016
Bỏ qua mọi mặc cảm, tự ti do một chân không lành lặn, chị Đinh Thị Tuyết Đào phấn đấu vươn lên trong lao động và học tập ngay từ khi còn nhỏ, làm nhiều điều có ích cho xã hội.
|
Không may mắn từ nhỏ, khi mới 4 tuổi, sau một cơn sốt bại liệt, hai chân chị Đinh Thị Tuyết Đào (47 tuổi, ở quận 7, TP HCM) bị teo dần và không thể đi đứng bình thường. Mọi việc sinh hoạt hàng ngày của chị thời đó đều phải nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ. |
|
Do điều kiện gia đình khó khăn, chị cố gắng đi làm thêm để có thể tới trường theo đuổi con chữ ngay từ thời học sinh. Hết lớp 12, vì nhiều lý do chị Đào phải dừng nghiệp đèn sách đi làm nuôi bản thân và phụ mẹ chăm lo gia đình. |
|
"Ngoại trừ đôi chân không lành lặn, các công việc khác tôi luôn cố gắng hết mình để làm tốt", người phụ nữ 47 tuổi chia sẻ. |
|
Để có thu nhập, chị Đào làm nhiều loại việc, từ bán hàng tới đi giao báo buổi sáng... Trong thời gian đó, một người đàn ông tên Phước thường xuyên đến mua đồ và nán lại trò chuyện rồi nảy sinh tình cảm. |
|
Tuy nhiên, lúc đó với bản tính hiền lành và ít nói nên anh Nguyễn Hữu Phước (49 tuổi) không dám tỏ tình. "Gia đình cứ thúc giục tôi tỏ tình với Đào, nhưng mỗi lần đối diện với cô ấy là người tôi run cầm cập. Sau nhiều lần không thành, tôi phải nhờ em gái qua nói hộ vài câu",.anh Phước nhớ lại kỷ niệm. |
|
Và rồi chị Đào cũng đồng ý, cả gia đình hai bên đều ưng thuận. Anh chị đã tổ chức một đám cưới giản dị kể từ đó. "Dù cuộc sống khó khăn nhưng cả hai người chúng tôi đều yêu thương nhau. Hạnh phúc nhất là lúc sinh được hai con trai mạnh khỏe, học giỏi, ngoan ngoãn", chị tâm sự. |
|
Ngày mang bầu con trai đầu tiên là khoảng thời gian khó khăn với người phụ nữ bị teo chân. Chị phải đóng một chiếc guốc cao 10 cm để đi lại. "Lúc đó, tôi cứ nghĩ đến việc ngày ngày được nhìn ngắm con chào đời, bao nhiêu mệt nhọc cũng không thấm", chị tươi cười. |
|
Lúc mới sinh con, kinh tế gia đình thêm phần khó khăn, cửa hàng văn phòng phẩm bán ế ẩm, chị lại phải tìm cách khác và bắt tay vào đan móc len. "Những ngày đầu mới làm nghề này rất vất vả. Hàng làm ra không có nơi tiêu thụ, tồn đọng trong nhà nhiều mà vốn thì cạn dần. Nhiều lúc tôi đã có ý định bỏ dở", người phụ nữ nghị lực chia sẻ. |
|
Chị và chồng chạy xe máy khắp nơi để giới thiệu sản phẩm, trong đó có các khu chợ thuộc quận Bình Thạnh, Hóc Môn... |
|
Ban đầu từ những sản phẩm không có tên tuổi, chị phát triển dần nghề đan móc len của mình cho đến khi thành lập được công ty. Khi cuộc sống bắt đầu ổn định, chị tiếp tục tất bất với những công việc có ích cho xã hội như đi truyền nghề nghề cho những người khuyết tật để giúp họ vượt qua khó khăn. |
|
Học viên của cô giáo bại liệt hầu hết là các chị em cùng hoàn cảnh khuyết tật. "Chị Đào vừa là người truyền nghề vừa là bạn của chúng tôi. Chị ấy luôn tận tình chỉ từng đường kim, mũi chỉ để chị em nhanh lên tay. Hết giờ giảng dạy, chị ấy lại lân la tìm hiểu hoàn cảnh của từng học viên, giúp đỡ họ lúc khó khăn", chị Quỳnh Ly chia sẻ. |
|
"Nhiều người khuyết tật thường tự ti về bản thân nên họ không dám làm những việc khó. Tôi luôn động viên họ phải vượt qua được những ý nghĩ đó", chị nói. |
|
Vừa làm kinh tế giỏi lại hoạt động tích cực trong các công tác xã hội, giúp đỡ nhiều chị em phụ nữ khuyết tật khác có công ăn việc làm, chị Đào vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Bằng khen "Phụ nữ sáng tạo toàn quốc năm 2013".
|
Phụ nữ khuyết tật
nghị lực
tổ ấm hạnh phúc
Sài Gòn