Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống nguy hiểm của trẻ em bên núi rác

Ngành công nghiệp tái chế rác thải mang lại lợi nhuận lớn cho các thị trấn nông thôn ở miền bắc Trung Quốc, nhưng cũng tàn phá môi trường và sức khỏe con người.

Ruồi đậu trên má một cậu bé ở xưởng tái chế rác tại một ngôi làng ở miền bắc Trung Quốc. Ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác thải là một trong những ngành đem lại lợi nhuận đáng kể cho các vùng quê ở nông thôn Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho kinh tế địa phương, ngành này cũng gây tàn phá môi trường và đe dọa sức khỏe của người dân trong vùng.
Ruồi đậu trên má một cậu bé ở xưởng tái chế rác trong một làng ở miền bắc Trung Quốc. Xử lý và tái chế rác là một trong những ngành đem lại lợi nhuận lớn cho các vùng quê ở nông thôn Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho kinh tế địa phương, hoạt động ấy cũng tàn phá môi trường và đe dọa sức khỏe của người dân trong vùng.
Một bé trai uống nước từ ống kim tiêm mà em nhặt trong đống rác. Dù Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải y tế, nhưng chúng xuất hiện rất nhiều ở những xưởng tái chế ở Trung Quốc. Ống kim tiêm trở thành đồ chơi của trẻ em, trong khi công nhân tại những xưởng tái chế thậm chí sử dụng găng tay y tế cũ.
Một bé trai uống nước từ ống kim tiêm mà em nhặt trong đống rác. Dù Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải y tế, chúng xuất hiện rất nhiều ở những xưởng tái chế ở Trung Quốc. Ống kim tiêm trở thành đồ chơi của trẻ em, trong khi công nhân tại những xưởng tái chế thậm chí sử dụng găng tay y tế cũ.
Một người phụ nữ đang vỗ về con trai, sau khi cậu bé giẫm phải một vật sắc trong xưởng xử lý rác. Những mảnh vật thể nhọn vương vãi rất nhiều trong các xưởng, đe dọa công nhân và trẻ em tại đây.
Một người phụ nữ đang vỗ về con trai, sau khi cậu bé giẫm phải một vật sắc trong xưởng xử lý rác. Những mảnh vật thể nhọn vương vãi khắp nơi trong các xưởng, đe dọa công nhân và trẻ em tại đây.
Một bà mẹ cho con bú ngay trong khi đang phân loại rác. Người phụ nữ này nhận lương 40 nhân dân tệ/ngày (<abbr class=6.4 USD). Cô đã sinh con ngay trong vườn rau bên ngoài xưởng vì không đủ tiền đến bệnh viện." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/aolnpvp/2015_01_30/Zing_TQ__Tre_em__Rac_5.jpg" />
Một bà mẹ cho con bú khi đang phân loại rác. Cô nhận lương 40 nhân dân tệ/ngày và sinh con ngay trong vườn rau bên ngoài xưởng vì không đủ tiền để đến bệnh viện.
Một em bé bị bệnh chốc lở trên da. Đây không phải là bệnh hiếm đối với trẻ em và công nhân ở những xưởng xử lý rác, do họ hàng ngày phải đối mặt với khí độc và rác thải nhiễm bẩn. Tại những ngôi làng này, tỉ lệ người bị ung thư cũng cao hơn những địa phương khác.
Một em bé mắc bệnh chốc lở trên da. Đây không phải là bệnh hiếm đối với trẻ em và công nhân ở những xưởng xử lý rác, do họ phải tiếp xúc khí độc và rác thải nhiễm bẩn. Tại những làng như thế, tỷ lệ người mắc ung thư cũng cao hơn những địa phương khác.

Cuộc sống trẻ thơ tại những nơi ô nhiễm nhất hành tinh

Các nhiếp ảnh gia muốn thông qua khắc họa cuộc sống của trẻ em tại những khu vực ô nhiễm môi trường nặng vì rác để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ hành tinh.

ê

Công nhân đang phân loại rác trước khi tái chế. TheoThời báo Hoàn cầu, khoảng 30 thị trấn ở Trung Quốc chuyên xử lý rác thải, tạo việc làm cho hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn nhân công.

aa

Người đàn ông trong ảnh mất bàn tay trái trong quá trình xử lý rác, sau khi ông ngất xỉu vì hít nhiều hơi formaldehyde. "Tôi ước có thể dùng hết số tiền mà tôi kiếm trong 20 năm qua để 'mua' lại bàn tay. Nhưng đó là điều không thể", ông nói.

bb

Khói độc nhuộm đen bầu trời ở những bãi đốt rác.

cc

Phần lớn cơ sở xử lý rác thải nhựa không có hệ thống thoát nước hiệu quả, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước xung quanh. Chính quyền địa phương xử phạt rất nặng những cơ sở này nhưng không hiệu quả.

đ

Một ao nước ở ngôi làng tại tỉnh Hà Bắc chuyển sang màu hồng do ô nhiễm. Chính quyền đã xây một nhà máy xử lý nước thải, nhưng các xưởng tái chế rác thường xả trực tiếp nước thải ra các sông, hồ xung quanh.

Cận cảnh 'bãi rác khổng lồ' ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Làng Dong Xiao Kou nằm ở ngoại thành Bắc Kinh, Trung Quốc trở nên nổi tiếng bởi lượng rác thải khổng lồ tập trung tại đây.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm