Thế giới
Ảnh & Video
Cuộc sống nguy hiểm ở ngôi làng lún dần tại Trung Quốc
- Thứ tư, 17/8/2016 06:06 (GMT+7)
- 06:06 17/8/2016
Người dân tại một ngôi làng thuộc tỉnh Sơn Tây, nơi từng là "thiên đường vàng đen" của Trung Quốc, đối mặt với hiểm họa hàng ngày do nguy cơ sụt lún vì những mỏ than cũ.
|
Nằm sâu trong vùng đất mỏ thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, người dân trong làng Helin đang đối mặt với một cuộc chiến mà họ nắm chắc phần thua. Quá trình khai thác than khiến nhiều vết nứt, hố tử thần xuất hiện liên tục trên mặt đất. Các bức tường cũng lún dần.
|
|
Khoảng 100 hầm than bỏ hoang đang tồn tại ở Helin thuộc ngoại ô thành phố Hiếu Nghĩa, tỉnh Sơn Tây. Nhiều xóm nhỏ nằm chênh vênh gần các mỏ than. Dù chính quyền bắt đầu sơ tán hàng trăm nghìn người dân đang đối mặt tình hình nguy hiểm nhất ở tỉnh Sơn Tây, làng Helin lại không phải là ưu tiên của họ.
|
|
"Chính quyền chưa bảo chúng tôi rời khỏi làng. Khi họ ra lệnh, chúng tôi sẽ ra đi một cách vui vẻ. Ở đây không an toàn và những người có chút tiền đều đã tới chỗ khác. Cuộc sống ở đây đáng sợ, nhưng chúng tôi có thể làm gì chứ?", anh Wang Junqi, một người dân trong làng, nói.
|
|
Những mỏ than bên dưới các làng và thành phố trong thời kỳ ngành khai mỏ bùng nổ ở Trung Quốc suốt 3 thập niên là nguyên nhân gây sụt lún.
|
|
Li Yonghua, một phụ nữ 65 tuổi, gạt nước mắt khi đứng trước ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng tại làng Helin. Một bảng thông báo trong làng cho thấy 19 khu vực trong tỉnh Sơn Tây lọt vào danh sách "vùng thảm họa địa chất", 23 làng đối mặt với tình trạng nguy hiểm bởi các hầm than cũ, 950 vết nứt đã xuất hiện và 808 nhà đã sập vì hiện tượng đất lún.
|
|
Tường nứt trong một ngôi nhà hoang ở làng Liuguanzhuang thuộc vùng ngoại ô thành phố Hiếu Nghĩa. Những người chủ của ngôi nhà đã bỏ đi từ lâu.
|
|
Theo số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc, tính tới cuối năm 2014, hoạt động khai thác than đã gây ra hơn 26.000 thảm họa địa chất. Tổng diện tích đất chịu ảnh hưởng lên tới 10.000 km2 - tương đương diện tích Gambia ở châu Phi.
|
|
Trong thời hoàng kim, khi nhu cầu đối với than lớn và giá cao, chủ doanh nghiệp luôn khuyến khích thợ mỏ đào càng sâu càng tốt. Họ đào cả vào đồng ruộng và khu vực dân cư. |
|
Gao Xiuzhen, một phụ nữ 81 tuổi, đứng trong ngôi nhà đang lún dần tại làng Shiyanzhuang
ở ngoại ô thành phố Hiếu Nghĩa.
|
|
Gạch, vữa trên một bức tường trong ngôi nhà tại làng Liuguanzhuang
rơi rụng vì đất lún.
|
|
Người dân ngồi bên ngoài một rạp chiếu phim bỏ hoang |
|
Giờ đây tàn dư của thời hoàng kim trở thành gánh nặng đối với các địa phương. Riêng thành phố Hiếu Nghĩa phải chi 901 triệu USD để bố trí nơi định cư mới cho dân trong vùng sụt lún. Theo kế hoạch, chính quyền thành phố sẽ phải tái định cư 230.000 dân trong giai đoạn 2014-2017. |
|
Một nữ thiếu niên bước trong khu vực tái định cư ở vùng ngoại ô thành phố Hiếu Nghĩa. |
|
Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ chi 11,27 tỷ USD trong 5 năm tới để san lấp những mỏ than bỏ hoang và xử lý rác do hoạt động khai thác than tạo ra trên phạm vi cả nước. |
những thành phố lún dần
Trung Quốc
thành phố lún
khai mỏ ở Sơn Đông
thiên đường mỏ than
vùng sụt lún
cuộc sống thấp thỏm