Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống ở quốc gia không được quốc tế thừa nhận

Một vùng tự trị tuyên bố độc lập và tách khỏi Moldova đã hơn 20 năm nhưng chưa được Liên Hợp Quốc và bất kỳ quốc gia nào thừa nhận.

Sau khi Liên Xô tan rã vào đầu thập niên 1990, Moldova tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, vùng Transnistria cũng muốn có tự do của riêng khu vực này. Vùng này đã trải qua cuộc chiến đẫm máu vào năm 1992 để giành quyền tự trị với Moldova. Tuy nhiên, đến nay, Liên Hợp Quốc và các nước thành viên của tổ chức này vẫn chưa chính thức công nhận Transnistria. Vào ngày 23/3 hàng năm, Transnistria tổ chức kỷ niệm Ngày Quân đội Liên Xô tại thành phố Tiraspol, thủ đô của vùng này.
Sau khi Liên Xô tan rã vào đầu những năm 1990, Moldova tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, vùng Transnistria cũng muốn có tự do của riêng mình. Vùng này đã trải qua cuộc chiến đẫm máu vào năm 1992 để giành quyền tự trị từ Moldova. Tuy nhiên, đến nay, Liên Hợp Quốc và các nước thành viên vẫn chưa chính thức công nhận Transnistria. Vào ngày 23/3 hàng năm, Transnistria tổ chức kỷ niệm Ngày Quân đội Liên Xô tại thành phố Tiraspol, thủ phủ của vùng.
Thủ đô Tiraspol, địa phương đông dân nhất ở Transnistria (135.000 người), vào mùa đông.
"Thủ đô" Tiraspol, địa phương đông dân nhất ở Transnistria (135.000 người), vào mùa đông. Nga là quốc gia hỗ trợ Transnistria nhiều nhất về mặt quân sự và tài chính. Phần lớn người dân ở đây theo quan điểm ủng hộ chính phủ Nga. Nhiều di sản từ thời Liên Xô vẫn còn duy trì đến ngày nay.
Transnistria nằm dọc dòng sông Dniester chảy giữa Moldova và Ukraine. Con sông rất quan trọng vì nó phục vụ sản xuất nông nghiệp và các hoạt động giải trí của người dân.
Vào mùa hè, người dân thường tụ tập tắm sông hoặc tắm nắng.
Transnistria có thành phần dân tộc rất phong phú, bao gồm người Moldova, Nga, Ukraine, Đức, Armenia và Romania. Anton Polyakov, một người dân Transnistria, tự hào vì là thế hệ đầu tiên của "quốc gia" này. "Dù 'đất nước' chúng tôi không được thừa nhận, chúng tôi luôn xem đây là tổ quốc", ông nói.
Mỗi người Transnistria đều có quốc tịch tại hai hoặc ba quốc gia láng giềng. "Đất nước chúng tôi là điển hình hoàn hảo về cách người dân quốc tịch khác nhau, tín ngưỡng và văn hóa khác nhau, có thể cùng chung sống", ông Polyakov nói.
Một người đàn ông đi xe buýt ở Tiraspol. Về mặt tổ chức chính quyền, Transnistria vẫn có các bộ ngành, cơ quan hành pháp, kiểm soát biên giới...
Trẻ em vui chơi dưới tượng đài tướng Suvorov tại Tiraspol. Ông Suvorov vốn là người Nga đã sáng lập thành phố sau cuộc chiến chống Đế quốc Ottomans (hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1792.
Cuộc sống nông thôn ở ngoại ô Tiraspol.
Các thí sinh tham gia một cuộc thi thể hình. Người dân ở đây rất chăm chỉ tập thể dục và đặc biệt yêu thích môn thể hình.
Tuy nhiên, Transnistria đang đối mặt với tình trạng người trẻ buộc phải rời đất nước để sang các quốc gia láng giềng học tập hoặc làm việc. Những người ở lại chấp nhận thực trạng thất nghiệp, lương thấp...
Polyakov cho biết:
Polyakov cho biết: "Nhiều người vẫn nghĩ Transnistria là một đất nước khép kín và lối sống không thay đổi so với thời Liên Xô. Tuy nhiên, tôi muốn thay đổi quan điểm này và giới thiệu với mọi người về cuộc sống tại nơi có nhiều nét đặc biệt".

Cuộc sống giàu sang ở đất nước nhỏ thứ nhì thế giới

Diện tích Monaco chỉ lớn hơn một nước duy nhất trên thế giới nhưng quốc gia giàu có này lại sở hữu một trong những casino nổi tiếng và cuộc đua tầm cỡ nhất hành tinh.

Những tiểu quốc gia kỳ lạ nhất hành tinh

Tòa nhà chính phủ của "Cộng hòa Molossia" nằm trên diện tích 4 m2 trong khi 22 cư dân "Vương quốc Sealand" sống trên khoảnh đất diện tích 1.500 m2.

Minh Anh

Ảnh: Business Insider

Bạn có thể quan tâm