Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu giáo viên Lương Thế Vinh đề xuất đổi tên trường là Văn Như Cương

Thầy Nghiêm Ngọc Anh, cựu giáo viên trường Lương Thế Vinh, Hà Nội, đề xuất đổi tên cơ sở Tân Triều thành trường tư thục Văn Như Cương.

Tại hội thảo "Thầy Văn Như Cương - người mở đường" được tổ chức tại Hà Nội ngày 1/10, GS Nguyễn Khắc Phi, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, kể lại câu chuyện PGS Văn Như Cương đã rất vất vả trong việc xin thành lập trường dân lập Lương Thế Vinh.

Thầy Cương viết đơn ngày 11/8/1988 gửi tới Bộ trưởng GD&ĐT khi đó là ông Phạm Minh Hạc. Bộ trưởng mở cuộc hội thảo vào ngày 20/8/1988 để lấy ý kiến tham khảo và tạo dư luận.

pgs van nhu cuong anh 1
GS Nguyễn Khắc Phi cùng phu nhân cố nhà giáo Văn Như Cương. Ảnh: Đ.T.

Sau khi có văn bản đề nghị của Bộ trưởng thể hiện rõ rệt sự đồng tình với việc thành lập trường trung học dân lập đầu tiên này, khoảng nửa năm sau, UBND Hà Nội mới có quyết định thành lập.

Ông Nguyễn Đức Phong, cựu sinh viên khóa 6, niên khóa 1995-1998 kể lại, thời điểm vào trường rất khó khăn khi học sinh phải vượt lên những dị nghị của bạn bè vì họ luôn nghĩ học kém mới vào dân lập.

Ông Phong kể suốt những năm tháng học tại trường, thầy cô dành cho học sinh tình cảm như cha mẹ, lớp học luôn thú vị, không khô khan. Một trong những kỷ niệm sâu sắc về thầy Văn Như Cương đó là sự bao dung, nhân hậu của thầy. Thông điệp "làm người tử tế" theo học sinh suốt những năm tháng sau này.

"Một người bạn của tôi vi phạm kỷ luật, không được vào lớp. Thầy Cương nhìn thấy và tìm hiểu nguyên nhân. Thầy đề nghị giáo viên cho bạn vào lớp học để không cảm thấy xấu hổ, không bỏ lỡ việc tiếp thu kiến thức", ông Nguyễn Đức Phong kể.

pgs van nhu cuong anh 2
Câu nói truyền cảm hứng của PGS Văn Như Cương.

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, từng là giáo viên của trường. Theo nữ PGS, dù nhiều ý tưởng, có một nguyên tắc thầy Cương không bao giờ sai, đó là phải dạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

Thầy viết nhiều sách Toán nhưng không đưa giáo trình của mình vào giờ dạy ở trường. PGS Chu Cẩm Thơ đánh giá trong 30 năm qua, trường học do GS Văn Như Cương sáng lập không thay đổi triết lý, mô hình hoạt động, quản lý vì đã có đủ uy tín để theo đuổi định hướng "có chí thì nên" và "trước tiên phải trở thành người tử tế".

Tại hội thảo, thầy Nghiêm Ngọc Anh, cựu giáo viên trường Lương Thế Vinh, đề xuất nhà trường làm đơn đề nghị đổi tên cơ sở Tân Triều thành trường tư thục Văn Như Cương.

Theo bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, phụ trách cơ sở Tân Triều, trước khi PGS Văn Như Cương mất, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu tách trường, bởi mỗi đơn vị giáo dục ngoài công lập chỉ được thành lập một cơ sở.

Gia đình có hỏi thầy Cương về việc đổi tên một cơ sở thành Văn Như Cương sau khi ông qua đời. Tuy nhiên, ông không đồng ý và mong muốn giữ tên cũ bởi nó đã đồng hành suốt nhiều năm.

Chị em sinh đôi là cô giáo, giống nhau đến mức học sinh cũng nhầm

Oanh vào trường sau chị Yến một năm. Ngày đầu tiên đi dạy, cô đã được học trò ôm, tâm sự vì các bé nhầm là giáo viên chủ nhiệm của mình.


Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm