Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cựu sinh viên viết về hội gian lận ở ĐH Harvard

Kester tốt nghiệp vào năm 2008 và anh thừa nhận rằng mình đã “sống sót” tại ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thế giới. Kester đã ghi lại tất cả trong cuốn hồi ký của mình mang tên “The Book About Harvard”.

Cựu sinh viên viết về hội gian lận ở ĐH Harvard

Kester tốt nghiệp vào năm 2008 và anh thừa nhận rằng mình đã “sống sót” tại ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thế giới. Kester đã ghi lại tất cả trong cuốn hồi ký của mình mang tên “The Book About Harvard”.

Kester kể lại rằng: “Dường như ai cũng hoàn hảo và tài giỏi hơn tôi. Chuyện này có vẻ xảy ra phổ biến ở bất cứ một trường đại học nào, nhưng tại Harvard, mọi thứ còn kinh khủng hơn gấp bội”.

Sự thiếu tự tin của Kester không khó để hình dung: Tại Harvard, anh bị “bao vây” bởi những bộ óc thật sự xuất chúng, trong đó có thể kể đến như Mark Zuckerberg, người từng là bạn học của anh. Kester từng nói nửa đùa nửa thật rằng mọi sinh viên tại Harvard đều là những gương mặt ưu tú nhất xuất hiện tại lễ tuyên dương kết thúc khóa của mọi trường cấp 3 trên thế giới. Một vài sự việc trong sách đã được sửa đổi và thay tên, nhưng Kester khẳng định rằng những kinh nghiệm được mô tả đều đúng sự thật. 

“Thật sự tôi đã phải nói với ba mẹ rằng mọi chuyện không phải xảy ra như trong sách nhằm giúp họ cảm thấy yên tâm” - anh tâm sự.

Kester gặp phải tai nạn ngay từ khi mới chân ướt chân ráo vào trường. Trong ngày học đầu tiên (ngày chào mừng sinh viên mới), cửa phòng ký túc xá của anh đã bị khóa trong khi anh đang ở bên ngoài với độc 1 chiếc… quần đùi. Để lấy được chìa khóa dự phòng, Kester đã phải đi dọc qua sân trường chính, nơi hàng trăm con mắt của các phụ huynh và sinh viên mới đang nhìn anh ngơ ngác.

“Tất cả bạn cùng lớp mới đã nhìn thấy tôi lầm lũi bước nhanh trong tình huống dở khóc dở cười đó, điều này làm cho việc kết bạn sau này của tôi gặp rất nhiều rắc rối”.

Kester tiếp tục vấp phải những khó khăn với công việc học tập và những kiến thức anh muốn trau dồi. Sức ép từ nền văn hóa Harvard dần dần đẩy anh ra xa hướng đi ban đầu.

Môn giải tích nhanh chóng trở thành thử thách lớn nhất của Kester (mặc dù anh vốn từng là người làm kinh doanh và quen với việc tính toán), kế đó là môn Nhân loại học. Rồi tất cả những khó khăn trong học tập đã đẩy Kester tới một tình huống ngoài dự tính: Kester học chung lớp với một vài người trong nhóm sinh viên thường xuyên có những mánh khóe trong thi cử và họ đều biết tới Kester như một người đang vật lộn với đống kiến thức, muốn tìm một con đường dễ dàng hơn để được điểm cao. Kết quả là Kester đã được giới thiệu đến thế giới của những kẻ gian lận tại ngay trường đại học danh giá nhất thế giới.

Những tiêu cực thì ra vẫn tồn tại một cách lén lút tại Harvard, điều này thực sự Kester không hề tưởng tượng đến.

Hội nhóm gian lận này muốn “giúp đỡ” những người như Kester, họ cung cấp cho anh những thông tin, “kiến thức” về những cách gian lận phổ biến tại tại Harvard. Một trong những cách hữu dụng và dễ dàng nhất để gian lận tại đây là giấu các câu trả lời trong phòng tắm. Hội gian lận khuyến khích Kester xin đi WC thường xuyên trong giờ kiểm tra để đọc trộm những câu trả lời đã giấu sẵn. Và nên nhớ rằng đó chỉ là cách đơn giản nhất. 

Tuy nhiên vào thời điểm “thực hành” cuối cùng, Kester đã không dám thực hiện, anh thực sự lo sợ những hành động đó nếu bị phát hiện sẽ phá hủy sự nghiệp học tập của mình. Và anh lại quay lại với những môn học hóc búa và sự cạnh tranh khốc liệt ngoài sức tưởng tượng.

“Thực sự, Harvard đã giúp tôi đánh giá được bản lĩnh và đạo đức của mình như thế nào, trên con đường vươn tới sự thành công. Bạn bè tôi sau khi tốt nghiệp đều kiếm được những công việc tốt trong khi tôi vẫn thất nghiệp và phải về sống cùng cha mẹ. Tuy nhiên, tôi không rõ là trong số những bạn bè có thành tích xuất sắc của tôi, những ai cũng được mời chào và tham gia những hội nhóm gian lận như vậy” - anh nói.

Tuy nhiên, Kester hy vọng độc giả hiểu rằng vẫn có những người tốt tại Harvard và rất nhiều người đã giúp cuộc sống đại học của anh thực sự có ý nghĩa (bên cạnh những sinh viên thể hiện mặt tối của Harvard mà anh đã tiếp xúc).

“Tôi hiểu rằng đây không phải là Harvard mà mọi người biết tới hay thường nghe nói tới nhưng tôi chỉ muốn nói rằng bất cứ ai sắp vào đại học, hãy lường trước những khó khăn có thể xảy đến, có thể nó không dễ dàng để vượt qua như bạn tưởng”.

Kester hiện 26 tuổi và đang là giáo viên tại trường Middlesex, Boston.

Theo TTVN

 

 

 

Theo TTVN

Bạn có thể quan tâm