Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cứu thanh niên 27 tuổi ở TP.HCM bị xe tải cán qua người

Đang chạy xe trên đường lúc 2h sáng, nam thanh niên va chạm giao thông với xe tải, bị cán qua vỡ gan, dập phổi và mất máu.

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tập thở sau khi phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Sau tai nạn, anh M.C.P. (27 tuổi, ngụ Củ Chi) được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sốc mất máu, đa chấn thương. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hồi sức và truyền máu cho người bệnh. Kết quả chụp CT Scanner xác nhận tổn thương lồng ngực với chấn thương vỡ phổi, tràn máu màng phổi nhiều, máu nhiều ở bụng và tổn thương gan chấn thương độ 4,5.

Xác định mức độ nghiêm trọng và phức tạp của chấn thương, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, cuộc hội chẩn khẩn diễn ra ngay trong đêm, ê-kíp bác sĩ quyết định phẫu thuật kết hợp mở bụng và ngực để xử trí tổn thương cấp cứu.

Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Huỳnh Anh Hùng, khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, cho biết trong quá trình mở ngực phẫu thuật, ê-kíp ghi nhận tình trạng vỡ rách gần hết thùy dưới phổi bên phải, chảy máu nhiều từ các nhánh động mạch. Kèm theo đó, bệnh nhân bị tổn thương thành phế quản của thùy dưới phổi phải.

Ê-kíp đã kẹp cầm máu và tiến hành mổ cắt thùy dưới phổi phải. Cùng lúc đó, một ê-kíp khác mở ổ bụng kiểm tra, thám sát thấy tổn thương dập nát gan hạ phân thùy 5,6,7. Bác sĩ đã cầm máu và cắt hạ phân thùy 6 của gan do bị dập nát quá nhiều, sau đó tiến hành cầm máu.

Do chấn thương quá nặng kèm theo mất máu nhiều, các bác sĩ đã quyết định xử lý cấp cứu ban đầu để đảm bảo huyết động ổn định và giữ được tính mạng của người bệnh, sau đó tiếp tục chuyển người bệnh qua khoa Hồi sức Tích cực để theo dõi đặc biệt.

Trong quá trình theo dõi tại đây, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy đa tạng do choáng mất máu kéo dài sau mổ. Một lần nữa, các bác sĩ hội chẩn và đưa ra phương án lọc máu để ngăn quá trình suy đa tạng ngày càng nặng.

Sau 3 ngày lọc máu, thể trạng bệnh nhân ổn định, các bác sĩ tiếp tục thực hiện phẫu thuật lần 2 để xử lý những thương tổn gan còn lại.

Bác sĩ Hùng cho biết đây là ca bệnh phức tạp với hai tổn thương nặng nề là chấn thương gan độ 4,5 và dập phổi vỡ nát thoát mạch nhiều, bệnh nhân choáng mất máu nhiều. Với những tổn thương nặng nề ở gan và phổi, bác sĩ bắt buộc phải cắt thùy dưới phổi mới giữ lại tính mạng cho bệnh nhân.

Sau gần một tuần điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, sinh hiệu ổn và được rút ống dẫn lưu, đi lại bình thường.

Đối với những trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bác sĩ khuyến cáo ưu tiên hàng đầu là đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt; không nên đợi xem nạn nhân có biểu hiện nặng nề thì mới đưa đến bệnh viện, bởi không được điều trị sớm, nguy cơ tử vong do sốc mất máu càng cao.

Một ngày chúng ta không còn ký ức

Khi bị Alzheimer, thùy trán và thùy đỉnh của não bộ đều tổn thương nghiêm trọng. Ký ức về những chuyện đã qua dần biến mất. Người bệnh cũng không thể ghi nhớ các thông tin mới. Bệnh đãng trí hay chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và thân nhân trong gia đình. Những lời khuyên trong Cẩm nang chăm sóc người bị đãng trí của tác giả - bác sĩ Lee Kang Joon, một chuyên gia về các bệnh lý tâm thần sẽ giúp bạn đọc chăm sóc người thân bị chứng đãng trí một cách hiệu quả hơn.

Toàn cảnh vụ thất lạc 300 lọ virus nguy hiểm chết người ở Australia

Giới chức y tế Australia thừa nhận các lọ chứa virus nguy hiểm đã biến mất khỏi phòng thí nghiệm từ năm 2021 nhưng mới được phát hiện vào tháng 8/2023.

Nhiều người lớn biến chứng nặng vì mắc sởi

Sởi ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm đường phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Nơm nớp lo sợ vì gia đình có 5 người cùng mắc ung thư

Nhìn người thân lần lượt ra đi, anh T. luôn canh cánh một nỗi lo vô hình, bởi người đàn ông này là thành viên thứ 5 trong gia đình nhận kết quả chẩn đoán ung thư.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm