Cụ thể, phần lý lịch tư pháp nêu trong cáo trạng thể hiện năm 1988, bị can Đỗ Thắng Hải bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng treo, thời gian thử thách 4 năm về tội “Đầu cơ” theo Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1985, hiện đã được xóa án tích.
Còn Nguyễn Lộc An, năm 2002, đã bị TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt phạt 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Trốn thuế”. Bản án phúc thẩm sau đó giữ nguyên hình phạt này, án tích của An cũng đã được xóa.
Hồ sơ vụ án cho thấy Công ty Xuyên Việt Oil thành lập, hoạt động từ năm 2005, vốn điều lệ tăng theo thời gian lên 3.000 tỷ đồng với 15 chi nhánh, 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 9 công ty liên quan...
Theo cáo buộc, từ năm 2016, Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, qua đó trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Bị can Đỗ Thắng Hải và Nguyễn Lộc An. |
Ở lần cấp phép đầu tiên, Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện, nên bà Hạnh "lách luật" bằng cách đưa hối lộ cho cựu Vụ phó Nguyễn Lộc An 4 lần, tổng 921 triệu đồng (trong đó, có 400 triệu đồng tiền mặt, một đồng hồ Patek Philippe được ông An đem bán).
Sau khi nhận tiền 3 lần, ông Lộc An ký công văn gửi Thứ trưởng Công Thương về kết quả kiểm tra thực tế, đồng thời đề xuất ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil.
Ngày 22/8/2016, Xuyên Việt Oil chính thức có trong tay giấy phép, doanh nghiệp đi vào vận hành kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.
Để duy trì việc kinh doanh và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lại lần hai vào năm 2021, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil) đã đưa hối lộ 22 lần với tổng số 31,5 tỷ đồng.
Mục đích để Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình kiểm tra và giám sát quỹ bình ổn xăng dầu; được ưu đãi mua hàng và thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu với chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu.
Cụ thể, bà Hạnh đã hối lộ hoặc chỉ đạo thuộc cấp hối lộ bị can Hoàng Anh Tuấn (cũng là cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước Bộ Công thương) tổng 5,9 tỷ đồng; Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng) 5,6 tỷ đồng.
Trong khi đó, bị can Đỗ Thắng Hải được hối lộ 50.000 USD (tương đương 1,1 tỷ đồng).
Theo cơ quan truy tố, sau khi lo lót cho các quan chức tại Bộ Công Thương để trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bà Mai Thị Hồng Hạnh đã vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu gây thất thoát 219 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà chủ Xuyên Việt Oil vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát 1.244 tỷ đồng.
Như vậy, toàn vụ án, cơ quan tố tụng cáo buộc bà Hạnh cùng đồng phạm gây thiệt hại tổng số tiền hơn 1.453 tỷ đồng.
Sách về Pháp luật
Cuốn sách "Cẩm nang thi hành án dân sự" đáp ứng nhu cầu tra cứu nhanh, chính xác các quy định của pháp luật thi hành án dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án, đồng thời chỉ ra một số vướng mắc trong các quy định của pháp luật khi áp dụng vào các tình huống thi hành án cụ thể.