Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đặc điểm của những đứa trẻ mạnh mẽ

Chuyên gia trị liệu tâm lý Amy Morin chỉ ra 6 hành động thường thấy ở những đứa trẻ mạnh mẽ, ít bị tác động tâm lý.

dac diem cua tre manh me anh 1

1. Tự động viên bản thân: Những đứa trẻ mạnh mẽ thường tự biết cách động viên bản thân và không bị ảnh hưởng bởi người khác. Ví dụ, khi bị điểm kém, nhiều em có xu hướng "trao quyền" kiểm soát cảm xúc của mình cho người khác và tự dằn vặt bản thân. Trái lại, những đứa trẻ mạnh mẽ sẽ thẳng thắn đối diện sự thật và tự động viên mình cố gắng vào lần sau. Bà Amy Morin chỉ ra câu cửa miệng của những đứa trẻ mạnh mẽ là: "Tự tin lên nào", "Hãy cố gắng hết sức", "Hôm nay tôi sẽ làm một đứa trẻ hạnh phúc"... Ảnh: Domimacak.

dac diem cua tre manh me anh 2

2. Chấp nhận thay đổi: Thay đổi về môi trường sống, học tập khiến nhiều đứa trẻ gặp khó khăn để thích nghi. Thậm chí, nhiều em cảm thấy tồi tệ vì cuộc sống bị đảo lộn. Trong khi đó, những đứa trẻ mạnh mẽ sẽ hiểu rằng sự thay đổi trong cuộc sống sẽ giúp bản thân mạnh mẽ, kiên cường hơn. Nếu trẻ phải đối mặt sự thay đổi lớn, cha mẹ nên đồng hành và khuyến khích con nói ra cảm xúc của bản thân, sau đó tìm ra cách giải quyết phù hợp. Ảnh: Youth Incorporated Magazine.

dac diem cua tre manh me anh 3

3. Biết nói "không" khi cần thiết: Đôi khi trẻ em mất nhiều thời gian đấu tranh để đưa ra quyết định vì điều này khiến các em cảm thấy khó xử. Bà Amy Morin nói với CNBC rằng khi đứa trẻ can đảm và dám nói "không", các em sẽ rèn được sự mạnh mẽ và dần thích ứng với việc từ chối khi cần thiết. Trong nhiều trường hợp, từ chối là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm hoặc những tình huống bất ngờ. Nếu trẻ chưa biết cách nói "không", cha mẹ có thể giúp các em nghĩ ra những cách trả lời lịch sự để từ chối người khác. Ảnh: A2Z Education & Consulting.

dac diem cua tre manh me anh 4

4. Dám nhận lỗi: Trẻ em có xu hướng che giấu lỗi sai vì không muốn gặp rắc rối hoặc bị phạt. Những đứa trẻ đủ can đảm thường chủ động nhận sai, nói lời xin lỗi và tránh mắc sai lầm tương tự. Nếu trẻ chưa dám chủ động nhận lỗi, cha mẹ không nên quát mắng, trách phạt. Thay vào đó, bạn nên giải thích cho trẻ hiểu nhận sai là cách tốt nhất để không tái phạm, các em sẽ không bị phạt nếu chủ động nhận lỗi. Ảnh: Parents.

dac diem cua tre manh me anh 5

5. Không ghen tị với người khác: Bà Amy Morin nhận định sự đố kị, cảm giác tiêu cực sẽ khiến đứa trẻ tổn thương. Những đứa trẻ mạnh mẽ luôn biết cách chấp nhận sự thành công của người khác và không sinh lòng đố kị. Các em luôn ủng hộ người khác và tập trung vào việc thể hiện hết khả năng của mình, không cần lo lắng về việc người khác đang làm gì, đạt được những thành tựu gì. Ảnh: Everyday Power.

dac diem cua tre manh me anh 6

6. Không bỏ cuộc: Thất bại có thể gây ra cảm giác xấu hổ, thất vọng và bực bội. Khi đó, những đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ sẽ không bỏ cuộc. Các em tập trung vào lỗi sai của bản thân và tìm cách khắc phục. Chuyên gia tâm lý nhận thấy nhiều trẻ có tư duy phát triển mạnh, giúp biến thất bại thành kinh nghiệm học tập tích cực. Nếu trẻ không thể vượt qua cảm giác khó khăn khi gặp thất bại, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những tấm gương không ngừng cố gắng. Ví dụ, Thomas Edison là cha đẻ của bóng đèn. Trước khi thành công, ông đã có hơn 1.000 sản phẩm không hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng thất bại không đồng nghĩa với sự kém cỏi, thành công sẽ đến với những người không bỏ cuộc. Ảnh: Popugar.

7 bí mật khi dạy con của cha mẹ Nhật

Các gia đình Nhật Bản đặt ra nhiều nguyên tắc trong việc nuôi dạy con, trong đó có quy chuẩn cư xử ở nơi công cộng.

Minh Thúy

Bạn có thể quan tâm