Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đại học danh tiếng không làm nên tỷ phú

Danh tiếng của trường không ảnh hưởng lớn đến thành công trong tương lai của sinh viên, nhưng những đại học hàng đầu là cầu nối quan trọng giúp họ tiếp cận giới thượng lưu.

Theo một số nhà kinh tế học, học đại học danh tiếng có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều tới thu nhập sau này.

Washingtonpost cho biết, nghiên cứu mới nhất về đề tài này do Stacy Dale và Alan Krueger thực hiện. Họ chỉ ra rằng, khi một người kiểm soát được khả năng của bản thân, việc họ chọn trường không còn là vấn đề quan trọng.

Đại học Harvard được coi là sự đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. Ảnh: Ian Lamont/Flickr.

Mới đầu, dữ liệu do Dale và Krueger đưa ra cho thấy lợi thế rõ ràng của sinh viên tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu ở Mỹ như Yale, Williams. So sánh những người có điểm SAT và điểm trung bình (GPA) bằng nhau, người học trường càng danh tiếng càng có thu nhập cao.

Tuy nhiên, điểm SAT và GPA không phản ánh hết tiềm năng của mỗi cá nhân. Người ta không thể đo lường chính xác những thứ như tính sáng tạo hay trí thông minh. Đối với người có kết quả học tập tương đương nhau, những đại học hàng đầu phải căn cứ các thông tin khác để tuyển sinh, bao gồm thư giới thiệu, bài luận và các hoạt động ngoại khóa họ tham gia.

Vì thế, Stacy Dale và Alan Krueger phân tích dữ liệu từ góc độ khác. Họ khảo sát những sinh viên trúng tuyển đại học danh tiếng nhưng không nhập học. Việc chọn một trường kém danh giá hơn cũng không khiến tình hình của họ trở nên tồi tệ.

Sau khi khảo sát thêm, các tác giả phát hiện, thậm chí việc một người học trường nào không quan trọng. Thông qua kiểu trường mà thí sinh nộp đơn, người ta có thể dự đoán về mức thu nhập tương lai.

Nghiên cứu của Dale và Krueger đưa đến hai kết luận. Thứ nhất, hướng đi của một người có thể được dự đoán trước. Thứ hai, trường danh tiếng chưa chắc đã tạo ra sự khác biệt trong khả năng kiếm tiền.

Cũng liên quan vấn đề này, một nghiên cứu gần đây của nhà tâm lý học Jonathan Wai khảo sát nền tảng giáo dục của giới thượng lưu ở Mỹ. Ông chú trọng những người theo học các trường, chương trình đào tạo hàng đầu.

Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, Wai định nghĩa các đại học danh tiếng là những trường có điểm SAT, LSAT or GMAT trung bình đầu vào cao nhất và đưa ra danh sách gồm 29 trường, trong đó có 12 trường luật và 12 trường kinh doanh. Những trường trong danh sách rất đa dạng, từ Đại học Công nghệ California, Yale, Princeton đến Carleton, Johns Hopkins và Cornell.

Tỷ lệ giới thượng lưu Mỹ theo học các trường danh tiếng. Ảnh: Wai.

Những người tốt nghiệp trường danh tiếng thường thành công. 40% trong số các tỷ phú, CEO và thẩm phán tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ hoặc có bằng luật từ đại học nổi tiếng. Tuy nhiên, những bộ hồ sơ đẹp này không phân bổ đồng đều ở các lĩnh vực. Chỉ 20% thành viên Nghị viện theo học trường danh tiếng. 

Đầu thập niên 90, khoảng 1,2 triệu người Mỹ tốt nghiệp đại học mỗi năm. Các chương trình danh giá trong danh sách của Wai chỉ đào tạo khoảng 40.000 cử nhân, chiếm từ 3% đến 4%. Số sinh viên cao học tại các trường thuộc top 30 giữ vị trí quan trong trong xã hội nhiều gấp 10 lần so với sinh viên trường khác.

Những thông tin do Wai đưa ra cho thấy tầm quan trọng của trí thông minh đối với triển vọng nghề nghiệp của mỗi người.

"Nhiều người không nhận ra rằng, SAT cũng được coi như một bài kiểm tra chỉ số thông minh. Sinh viên tại những trường có điểm SAT đầu vào cao nhất thường lọt vào danh sách 1% người có nhận thức cao", ông nói.

Dữ liệu của nhà tâm lý học cũng mang đến góc nhìn khác. Việc theo học trường ưu tú có thể không tốt hơn nhưng nó giúp sinh viên gia nhập giới thượng lưu. Các phụ huynh cho con học tại trường thuộc Ivy Leage mong con họ ở cùng phòng với nghị sĩ, thẩm phán hay ông lớn trong giới kinh doanh tương lai. Họ cũng hy vọng tên tuổi của trường sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh.

Tỷ lệ thành viên giới thượng lưu ở Mỹ từng học Harvard. Ảnh: Wai.

Khoảng 12% thẩm phán liên bang, thượng nghị sĩ và tỷ phú tốt nghiệp từ Harvard. Phải chăng sinh viên Harvard đang chiếm ưu thế trong giới thượng lưu? Nó cũng dẫn đến một câu hỏi khác: Liệu 12% người thông minh nhất, giỏi nhất đều từng học Harvard?

Hiện tại, 9 thẩm phán tối cao của Mỹ tốt nghiệp từ trường Luật Harvard và Yale. Điều này có thể được hiểu rằng, tất cả luật sư tài giỏi ở Mỹ là cựu sinh viên hai trường này?

Điều này không chắc chắn.

Theo nghiên cứu này, các trường danh tiếng gần như không mang lại lợi thế đặc biệt cho sinh viên. Chúng dường như mang lại nhiều lợi ích hơn đối với sinh viên da đen, gốc Tây Ban Nha hoặc những người xuất thân từ gia đình ít học. Theo Stacy Dale và Alan Krueger, trường là cầu nối quan trọng giúp những sinh viên này tiếp cận giới thượng lưu.

Tuy nhiên, Dale và Krueger chỉ xem xét vấn đề thu nhập mà không chú ý đến các yếu tố khác. Việc trở thành thẩm phán tối cao rất danh giá nhưng không mang lại thu nhập cao như các công việc liên quan đến luật khác.

Công việc trong giới học thuật và dịch vụ công cũng vậy. Tấm bằng từ trường danh tiếng là công cụ hữu hiệu cho những người muốn leo lên nấc thang danh vọng.

Nghiên cứu của Wai chỉ ra một thực tế mà có lẽ các bậc phụ huynh đều biết: Giới thượng lưu tại Mỹ thường sở hữu bằng cấp từ những trường hàng đầu. Nhưng dữ liệu do ông đưa ra không khẳng định tầm quan trọng của trường nổi tiếng đối với mức độ thành công của mỗi người. 

Những tỷ phú lừng danh không bằng đại học

Mới đây, trang Business Insider (Mỹ) đưa ra danh sách những tỷ phú, triệu phú thành công vang dội, dù chưa có bằng đại học hay cao đẳng.

 


Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm