Đại học Y Hà Nội tuyển 1.720 chỉ tiêu năm 2024. Ảnh: Website nhà trường. |
Ngày 8/6, Đại học Y Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Theo đó, trường tuyển 1.720 chỉ tiêu cho năm nay, nhiều hơn năm ngoái 350 em.
Trường mở thêm 3 ngành mới gồm Tâm lý học, Hộ sinh và Kỹ thuật phục hình răng. Ngoài ra, trường đào tạo ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học và Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại phân hiệu Thanh Hóa. Năm trước, 2 ngành này chỉ có ở trụ sở chính (Hà Nội).
Bốn phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển thẳng; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA). Đây là năm đầu tiên Đại học Y Hà Nội công nhận kết quả kỳ thi riêng để tuyển sinh.
Trường dành 25% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi ngành. Nếu thí sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng nhập học không đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu tuyển thẳng còn lại sẽ dành cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Một điểm mới trong đề án tuyển sinh của Đại học Y Hà Nội năm nay là ngoài tổ hợp xét tuyển truyền thống B00 (Toán, Hóa, Sinh), năm 2024, trường áp dụng thêm tổ hợp B08 (Toán, Sinh, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) và C00 (Văn, Sử, Địa)
Trong đó, tổ hợp D01 và B08 áp dụng với ngành Y tế công cộng, D01 áp dụng ngành Tâm lý học; C00 ngành Tâm lý học.
Chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển cụ thể cho từng ngành như sau:
Theo thông báo, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ áp dụng cho các ngành Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, Răng Hàm Mặt và chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng.
Yêu cầu với ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt là IELTS 6.5, TOEFL iBT 79-93 điểm, TOEFL ITP 561-589 điểm. Nếu dùng tiếng Pháp, điểm chứng chỉ là DELF B2 hoặc TCF 400 điểm. Với ngành Điều dưỡng (chương trình tiên tiến), thí sinh cần đạt IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương.
Lưu ý, điểm trúng tuyển của phương thức xét tuyển này thấp hơn điểm trúng tuyển xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT không quá 3 điểm và không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do trường quy định.
Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực HSA áp dụng cho các ngành Hộ sinh, Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa), Kỹ thuật Xét nghiệm y học (phân hiệu Thanh Hóa), Kỹ thuật Phục hồi chức năng (phân hiệu Thanh Hóa).
Điểm sàn nhận hồ sơ là 75/150 điểm và đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT.
Đại học Y Hà Nội cũng thông báo mức học phí năm học 2024-2025 dao động 15-55,2 triệu đồng. Mức này tương đương năm ngoái. Trong đó, ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền có mức học phí cao nhất.
Học phí các ngành còn lại cụ thể như sau:
Năm 2023, điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của Đại học Y Hà Nội dao động 19-27,73 điểm. Trong đó, ngành Y khoa có mức điểm chuẩn cao nhất, thấp nhất là ngành Điều dưỡng (phân hiệu Thanh Hóa).
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.