Khi bị chó cắn, mèo cào, người dân nên đi tiêm vaccine ngay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh dại. Ảnh: Shutterstock. |
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, địa phương vừa ghi nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana. Đây là ca tử vong liên quan đến bệnh dại đầu tiên trong năm 2025 trên địa bàn.
Bệnh nhân là bé Y.N.H. (11 tuổi), trú tại xã Băng A Drênh, huyện Krông Ana. Ngày 1/1, bé khởi phát các triệu chứng như nôn ói, mệt mỏi, sợ nước, sợ gió, được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa Thiện Hạnh. Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán mắc bệnh dại giai đoạn toàn phát và theo dõi nhiễm trùng huyết.
Đến chiều ngày 4/1, gia đình xin cho bé về nhà và bé tử vong một ngày sau đó. Theo gia đình, khoảng 3 tháng trước khi nhập viện, bé bị chó nuôi trong nhà cắn vào cánh tay trái nhưng không được tiêm vaccine phòng dại.
Sau khi ghi nhận ca bệnh, CDC tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành điều tra và báo cáo theo quy định, đồng thời phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Krông Ana để xử lý.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại có tỷ lệ tử vong gần như 100% khi xuất hiện triệu chứng. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
- Người dân nên tiêm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó, mèo cắn, không tự ý điều trị hoặc nhờ thầy lang.
- Hạn chế buôn bán, giết mổ chó, mèo để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus dại.
- Khi nghi ngờ mắc bệnh dại, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?