Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh dại hiệu quả khi bị chó, mèo cắn. Ảnh: Shutterstock. |
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk ngày 16/10, địa phương vừa ghi nhận trường hợp không qua khỏi nghi do mắc bệnh dại. Đây là trường hợp thứ 5 không qua khỏi nghi do dại trên địa bàn tỉnh, tính từ đầu năm đến nay.
Bệnh nhân là bà C.T.L. (53 tuổi) trú tại thôn Hiệp Nhất, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Tối 14/10, bà L. xuất hiện các triệu chứng co giật nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar.
Sau đó, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn.
Theo người nhà bệnh nhân, cách thời điểm lên cơn dại khoảng 2 tháng, bà L. bị chó nuôi trong nhà cắn ở cẳng chân phải nhưng không đi tiêm vaccine dại.
Do tình trạng bệnh quá nặng, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Bà L. mất tại nhà lúc 18h ngày 15/10.
Ngay sau khi ghi nhận trường hợp này, Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar đã phối hợp cùng Trạm Y tế xã Quảng Hiệp thực hiện giám sát ổ dịch dại tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại cho người dân.
Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới một tuần hoặc trên một năm. Chúng phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương…
Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi người bệnh đã lên cơn dại, tỷ lệ không qua khỏi gần như 100%.
Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.