Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân Bali chán ngán khách du lịch

Từ thiên đường nghỉ dưỡng, Bali dần trở thành nơi ngột ngạt với chính cư dân địa phương khi du lịch bùng nổ kéo theo áp lực về không gian sống và văn hóa.

Du khách đi dạo trên bãi biển tại Badung, Bali, tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.

Theo SCMP, với hơn 60.000 lượt khách mỗi ngày, Bali trở thành hòn đảo đông đúc thứ 2 thế giới chỉ sau đảo Java. Cư dân địa phương ngày càng cảm thấy bị "lấn át" bởi du khách và người lao động từ các vùng khác, giữa lúc nhà ở khan hiếm và giá đất tăng vọt.

Tờ Kompas trích dẫn dữ liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường Visual Capitalist chỉ ra Bali có diện tích 5.780 km2, mật độ dân số 731 người/km2, chưa tính khách du lịch.

Dân số trung bình của hòn đảo khoảng 4,2 triệu người, trong khi mỗi ngày có hơn 60.000 lượt khách đổ về. Riêng năm 2024, Bali đón hơn 6,3 triệu lượt khách quốc tế khiến nơi đây trở thành điểm đến đông đúc nhất Indonesia.

"Tôi cảm thấy ngột ngạt ngay trong chính quê hương mình. Mật độ dân số là thách thức lớn với những người dân muốn có một môi trường sống yên ổn", Wahyuni, 41 tuổi, cư dân thủ phủ Denpasar, nói với Kompas.

Bali anh 1

Du khách đến Sân bay Quốc tế I Gusti Ngurah Rai tại Badung, Bali, năm 2022. Ảnh: Reuters.

Anh cho biết ngoài khách du lịch, làn sóng người từ các vùng khác của Indonesia đến Bali làm việc cũng góp phần gia tăng dân số và gây áp lực lên tài nguyên.

Trong khi đó, nhiều người trẻ Bali lại rời quê hương ra nước ngoài làm việc, khiến ngành nông nghiệp tại địa phương thiếu lao động ở các đồn điền cà phê, đinh hương, cây ăn trái và ruộng lúa.

Song song với áp lực dân số là tình trạng khan hiếm nhà ở và giá đất leo thang, đẩy nhiều người dân như Wahyuni ra xa giấc mơ sở hữu mảnh đất của riêng mình.

Vấn đề "du lịch quá mức" (overtourism) ở Bali cũng được truyền thông quốc tế nhắc đến trong những năm gần đây. Năm ngoái, Fodor’s Travel Guide đã xếp Bali vào danh sách "những điểm không nên đến trong năm 2025", với lý do tình trạng quá tải du lịch.

Tuy nhiên, giới chức Bali phản bác các nhận định này. Ông Tjok Bagus Pemayun, Giám đốc Sở Du lịch Bali, cho rằng hòn đảo vẫn đủ khả năng đón khách.

"Chúng tôi không cho rằng Bali đang quá tải. Nếu xét về số lượng phòng lưu trú hay lượng khách tại các điểm tham quan, đảo vẫn có khả năng đáp ứng. Vấn đề chính nằm ở giao thông, dễ xảy ra ùn tắc", ông nói với The Bali Sun.

Dù vậy, Giám đốc Sở Du lịch Bali cũng thừa nhận chính quyền cần cải thiện công tác điều phối vào các dịp cao điểm như Giáng sinh hay lễ Eid. Ông nhấn mạnh Bali luôn trong trạng thái sẵn sàng, bởi với vai trò là một điểm đến quốc tế, hòn đảo không thể chậm trễ trước dòng chảy du lịch toàn cầu.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

14.000 người bị hủy lịch đến Bali do núi lửa phun trào

Hơn 26 đường bay đến Bali bao gồm 2 chuyến của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng sau hoạt động phun trào tại núi lửa Lewotobi Laki-laki tại Indonesia ngày 18/6.

Khách Nga bị sóng cuốn ngã khi chụp ảnh selfie ở Bali

Một nữ du khách Nga đã phải nhập viện khẩn cấp sau khi bị sóng lớn cuốn ngã khỏi mỏm đá trong lúc chụp ảnh tự sướng tại bãi biển Bias Tugel, một điểm đến nổi tiếng ở Bali, Indonesia.

Bali cấm du khách 'đang trong thời kỳ kinh nguyệt' vào đền thờ

Chính quyền Bali (Indonesia) cấm khách du lịch đang trong kỳ kinh nguyệt vào đền thờ vì lo ngại sẽ làm ô uế các địa điểm linh thiêng của họ.

Đan Châu

Bạn có thể quan tâm