Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Dẫn khách Tây đón con tan học, thăm bà đẻ, xem nghĩa trang

Trong một buổi chiều hè ở Hà Nội, vợ chồng Steen được trải nghiệm "tour đón con tan học" cùng hướng dẫn viên. Hai du khách Mỹ thích trải nghiệm đời sống địa phương thay vì đến những điểm đông đúc.

Khách Tây sang Việt Nam gặt lúa cùng bà con nông dân. Ảnh: NVCC.

Chiều 5/5, giữa sân trường tiểu học ở quận Long Biên (Hà Nội), ông Steen ngạc nhiên khi trông thấy nhiều ông bà, bố mẹ đứng đợi đón con, cháu tan học.

"Ở Mỹ, trẻ em thường đi xe buýt, hiếm khi ông bà đưa đón thế này", du khách Mỹ nói với hướng dẫn viên Vũ Ngọc Sơn (34 tuổi).

Khách Tây đón trẻ tan học, thăm bà đẻ ở Việt Nam

Ông Steen cùng vợ, đều là bác sĩ về hưu, đến từ Boston, đã có 2 tuần khám phá Hà Nội, Ninh Bình, Mai Châu (Hòa Bình).

Nghe 2 vị khách chia sẻ mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và cuộc sống gia đình Việt, Sơn gợi ý: "Hay chiều nay 2 bác cùng tôi đi đón con gái tan học rồi ghé nhà tôi chơi?". Vợ chồng Steen gật đầu đồng ý ngay.

Thấy Sơn và 2 "ông bà Tây" đến trường đón mình, bé gái 8 tuổi không quá bất ngờ vì đã quen với công việc của bố. Cô bé ôm cảm ơn vợ Steen vì món quà socola được tặng.

Sau khi hoàn thành "tour đón con tan học", Sơn dẫn 2 vị khách về nhà cách trường 500 m. Trên đường, ông Steen cảm nhận rõ sự sống động của khu dân cư Hà Nội nơi trẻ con nô đùa, người lớn chuyện trò, tập thể dục.

Sơn cho biết cặp vợ chồng người Mỹ thuộc nhóm du khách chi tiêu cao, lưu trú tại những khách sạn đắt đỏ bậc nhất Hà Nội. Họ sang Việt Nam du lịch nghỉ dưỡng, thay vì đến những điểm check-in đông đúc hay tham gia các hoạt động sôi động, họ mong muốn những điều giản dị, đời thường "có thể chạm tay vào văn hóa".

Vũ Ngọc Sơn chuyên tổ chức những tour du lịch mang tính cá nhân hóa, ưu tiên các trải nghiệm đời sống thường nhật, "độc lạ".

Trong quá trình dẫn tour, anh nhận thấy khoảng 30% du khách muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, đời sống người dân địa phương. Loạt hoạt động nghe lạ tai nhưng đầy hấp dẫn với khách quốc tế như: chăn gà, chăn vịt, thăm "bà đẻ", rửa bát, đi dạo quanh nghĩa trang nghe kể chuyện về tín ngưỡng Việt.

Không riêng vợ chồng Steen, Sơn từng đưa Jeff, du khách từ New York, đến ăn cơm nhà dân ở Ninh Bình, "cưỡi" xe máy trên cung đường đồi núi ở Pù Luông hay ngồi ăn cùng dân bản. Khi chia tay, Jeff và vợ gửi anh một bức thư viết tay, cảm ơn vì "đã cho chúng tôi cảm giác có một người bạn tại Việt Nam".

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong chuyến đi Ninh Bình cùng khách Anh gốc Kuwait, Sơn còn dẫn người này tới thăm nhà người quen vừa sinh con.

Tại đây, anh giới thiệu với vị khách về phong tục đi thăm bà đẻ – truyền thống thể hiện sự quan tâm và chúc phúc khi gia đình có thêm thành viên mới.

"Người thân, hàng xóm thường đến tặng quà, gửi lời chúc và cùng chia sẻ niềm vui với gia đình", anh giải thích.

Vị khách chia sẻ rằng ở Kuwait – nơi ông sinh sống – cũng có phong tục tặng vàng cho trẻ sơ sinh như một lời chúc may mắn. Vì không biết trước lịch trình, hai người chưa kịp chuẩn bị quà nên đã tặng em bé 50USD (khoảng 1,2 triệu đồng).

don con tan hoc anh 7

Du khách Anh gốc Kuwait lần đầu tham gia tour "thăm bà đẻ". Ảnh: NVCC.

Trước đó, anh cũng từng tiếp đón đoàn 7 khách Hungary đến Việt Nam du lịch trong dịp hè với lịch trình 4 ngày 3 đêm. Họ đa số là các luật sư về hưu, thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử Việt Nam.

"Biết được mong muốn của khách, tôi đã lên lịch trình đưa họ đến một số ngôi chùa lâu đời và dạo qua phố phường, các khu chợ để khám phá nét văn hóa đời sống của người Việt", hướng dẫn viên kể.

Trên đường đến các địa điểm du lịch ở Ninh Bình, cả đoàn tình cờ đi qua một khu nghĩa trang. Đoàn khách dừng lại rất lâu, tỏ vẻ bất ngờ với kiến trúc các ngôi mộ cổ. Sau đó, họ ngỏ ý muốn anh dẫn vào tham quan, hướng dẫn viên đồng ý ngay.

Di chuyển vào bên trong nghĩa trang, đoàn khách Hungary không ngừng trầm trồ khi thấy các khu mộ cổ được xây dựng theo nhiều kiểu khác nhau. Để lưu lại khoảnh khắc này, nhiều du khách còn lấy điện thoại chụp ảnh, quay phim.

Hướng dẫn viên giới thiệu với đoàn về các phong tục trong đám tang ở Việt Nam, các nghi thức chôn cất và cải táng. Họ khá bất ngờ với những phong tục này, về cách bài trí các ngôi mộ, khung cảnh xung quanh.

don con tan hoc anh 8

Vũ Ngọc Sơn (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn khách Mỹ hồi Tết dương lịch. Ảnh: NVCC.

Đắt tour nhờ đưa khách sống như người Việt

Theo Sơn, nhờ bùng nổ xu hướng mới, dòng khách Tây thích khám phá nông thôn nay tăng lên 50-70%. Khách quốc tế lần đầu được đi chợ, tắm trâu, chăn vịt, cấy lúa, phụ hồ… tại một số địa phương như Pù Luông (Thanh Hóa), Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai), Ninh Bình, Hà Giang.

Ông Phạm Anh Vũ, Phó Tổng giám đốc Du lịch Việt, cho biết loại hình du lịch gắn với nông nghiệp đã xuất hiện từ lâu khi Việt Nam đón lượng khách quốc tế bùng nổ. Trong các tour du lịch, khách mong muốn sống cùng người dân địa phương, khám phá nông thôn, trải nghiệm văn hóa ở tầng sâu hơn.

Để đáp ứng yêu cầu, đơn vị lữ hành lồng ghép những hoạt động nông nghiệp vào các tour dài ngày. Trong đó, khách có 1-2 ngày ở homestay đạt tiêu chuẩn, đi chợ, học nấu ăn, đạp xe trên đồng lúa, gặt lúa, chụp ảnh cùng nông dân…

Các chương trình này được du khách quốc tế đón nhận, thích thú. Khi cảm nhận rõ sự hiếu khách của người dân Việt Nam, khách thường sẵn sàng quay trở lại tiếp tục trải nghiệm.

"Để việc tổ chức tour du lịch nông thôn trở thành sản phẩm ổn định, hiệu quả, tôi nghĩ không chỉ đội ngũ hướng dẫn viên có nghề, có tư duy tốt mà còn phải tổ chức cả hệ thống đi kèm như điều kiện lưu trú, an ninh, an toàn thực phẩm", ông Vũ nói.

Sau nhiều năm dẫn khách Tây trải nghiệm độc lạ, Sơn từng đối mặt nhiều ý kiến trái chiều cho rằng "tour thiếu chỉn chu". Tuy nhiên, điều anh quan tâm hơn hết là cảm nhận của khách hàng.

"Nhiều du khách bảo sau chuyến đi, họ cảm giác như một người dân địa phương. Đó mới là giá trị thực sự của du lịch, kết nối và để lại cảm xúc", nam hướng dẫn viên nói.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

Ga tàu Cát Linh - Hà Đông dột sau mưa lớn

Sau cơn mưa lớn, nước chảy khắp thân tàu Cát Linh - Hà Đông và sàn nhà ga. Hành khách hạn chế di chuyển vì sợ trơn trượt.

Mèo 'bị bắt' ở Thái Lan vì cào cắn cảnh sát

Một mèo hoang ở Thái Lan trở thành hiện tượng mạng sau khi bị "bắt giữ", chụp ảnh hồ sơ và lập biên bản vì nhiều lần cào cắn cảnh sát ở Bangkok.

Cô gái Hàn Quốc nổi tiếng khi quay vlog một mình đến Ấn Độ

Potato Turtle, YouTuber người Hàn Quốc với hành trình du lịch tự túc tại Ấn Độ, thu hút sự chú ý vì trải nghiệm có một không hai.

Thai Lan tran an khach Viet hinh anh

Thái Lan trấn an khách Việt

0

Trước nguy cơ tụt mất dòng khách Việt Nam, Tổng cục Du lịch Thái Lan gửi thông báo đến một số đơn vị lữ hành nước ta, khẳng định Covid-19 đang được kiểm soát.

Châu Sa

Bạn có thể quan tâm