Nhiều bạn trẻ tỏ ra thích thú trước hình ảnh nhật thực có thể quan sát được tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước sáng 9/3.
|
Sáng 9/3, hiện tượng nhật thực diễn ra trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam thu hút sự quan tâm, đặc biệt là những người yêu thích thiên văn, khoa học. Ảnh: Phan Văn Quy. |
|
Dân mạng Việt hiện liên tục chia sẻ ảnh, trao đổi về hiện tượng này tại các diễn đàn. Trong hình là khoảnh khắc nhật thực được chụp từ ống nhòm và kính thiên văn của CLB Thiên văn Phan Thiết. Ảnh: Phan Văn Quy. |
|
Với mong muốn ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu, nhiều người đã thức dậy từ sáng sớm để tìm địa điểm, chuẩn bị dụng cụ thích hợp cho việc săn ảnh ấn tượng. Ảnh: Tiên Trần. |
|
Do trời nhiều mây, một số góc nhìn nhật thực bị hạn chế. Ảnh: Tiên Trần. |
|
Giai đoạn mặt trăng bắt đầu đi vào giao tuyến giữa mặt trời và Trái Đất. Ảnh: Hoàng Gia Minh. |
|
Khoảnh khắc tuyệt đẹp được ghi lại ở Huế. Ảnh: Utthiccongnghe. |
|
Những khuôn hình mặt trăng che lấp mặt trời nhìn từ Trái đất của độc giả Đỗ Nguyên Kha (Gò Vấp, TP HCM). Điều khiến chàng trai này thích thú là có cơ hội chứng kiến thời điểm nhật thực cực đại (mặt trăng che phủ ~50%). Ảnh: Nguyên Kha. |
|
Bầu trời sáng 9/3 tại TP HCM dưới ống kính của nhiếp ảnh gia trẻ. Ảnh: Nguyên Kha. |
|
Những hiệu ứng thú vị dưới ánh sáng hắt ra từ quả cầu lửa lớn nhất hành tinh. Ảnh: Kt Nh. |
|
Nhật thực tại Tiền Giang. Ảnh: Phu Nguyen. |
|
Nhật thực nhìn qua một số dụng cụ chuyên dụng. Ảnh: NhatLinh. |
|
Nhiều bạn trẻ Sài Gòn chia sẻ ảnh ngắm nhật thực qua thiết bị tự chế. Ảnh: Việt Nguyễn. |
|
Trên một số diễn đàn, hình ảnh về hiện tượng thiên nhiên này thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. |
Nhật thực là hiện tượng khi Trái Đất, mặt trăng, mặt trời thẳng hàng trên và mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời, che phủ một phần hay toàn bộ ngôi sao gần nhất.
Ít nhất là 2 hoặc 5 lần nhật thực diễn ra trong một năm. Một số là nhật thực hình khuyên - thuật ngữ chỉ mặt trăng bao phủ phần lớn mặt trời. Nhật thực toàn phần không nhiều hơn 2 lần.
Nhật thực một phần tại TP HCM ngày 9/3 là đợt quan sát được nhiều nhất sau 21 năm, kể từ nhật thực toàn phần xảy ra ngày 24/10/1995 tại Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Tại thời điểm đó, dải đất từ Phan Thiết đến Bình Phước quan sát được 100% nhật thực, TP HCM quan sát được 98%.