Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dân mạng tranh cãi về bức ảnh đoán màu sắc các hình tròn

Bức ảnh với 12 hình tròn cùng màu của giáo sư người Mỹ khiến dân mạng tranh cãi khi rõ ràng nhìn thấy nhiều màu sắc khác nhau.

Ảo ảnh Munker-White gây nhầm lẫn về màu sắc Ảo ảnh Munker-White khiến những vòng tròn chuyển màu sắc khi thay thế màu nền bao xung quanh nó.

Bức ảnh được tạo ra bởi giáo sư David Novick (Đại học Texas) có 12 vòng tròn trong các đường ngang nhiều màu nhanh chóng tạo nên cuộc tranh luận trên mạng.

Bài đăng tại Twitter của vị giáo sư đã có 6.400 re-tweet (đăng lại) và hơn 17.000 lượt yêu thích, cùng gần 36.000 like trên trang Reddit.

Bức tranh gợi nhớ nhiều người về cuộc chiến để tìm xem chiếc váy có màu xanh - đen hay vàng - trắng từng khiến dân mạng tranh cãi hồi năm 2015.

Buc hinh tao ao anh anh 1
Khi nhìn từ khoảng cách xa, người xem thấy những chấm tròn trên hình có màu sắc khác nhau rõ rệt. Thực tế, tất cả chấm tròn có cùng màu (RGB 250, 219, 172). Ảnh: Twitter NV.

Tác giả không quên chú thích thêm cho người xem: "Tất cả hình tròn trong ảnh có cùng màu (RGB 250, 219,172) nhưng bị nhìn ra thành nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt dựa trên sự tinh tế của bạn và phụ thuộc vào kích thước của hình ảnh khi bạn xem nó".

Ông giải thích ảo ảnh xảy ra do các sọc ngang đi qua vòng tròn có màu sắc khác nhau và điều này được gọi là ảo ảnh Munker-White (đặt theo tên người tìm ra hiện tượng này). Với việc tìm ra một loại ảo ảnh Munker mới, giáo sư đã đặt tên nó là "ảo ảnh hoa giấy" (Confetti).

Khi phóng to hình ảnh hay nhìn gần hơn, người ta sẽ nhận ra những chấm tròn này có cùng một màu với nhau. 

Buc hinh tao ao anh anh 2
Khi hình ảnh được phóng to, người ta nhận ra những chấm tròn có màu sắc giống nhau. Ảnh: Twitter NV.

Giải thích cho hiện tượng ảo ảnh màu sắc Munker, giáo sư Novick nói: "Ảo ảnh Munker dường như là chức năng của các màu khung, có xu hướng tô màu hình trung tâm. Màu sắc rõ ràng của vòng tròn trung tâm là sự kết hợp giữa màu khung cảnh trước và vòng tròn của màu sắc".

Theo đó, màu sắc của sự vật nhìn thấy là do cách não bộ nhận thức tùy thuộc vào vị trí và hiệu ứng ánh sáng, màu sắc những thứ bao xung quanh nó.

Nhiều dân mạng còn bỏ công quan sát, phân tích để lý giải hiện tượng này. Họ nhận ra rằng đây chỉ là trò đánh lừa thị giác trên màn hình máy tính, nếu nhìn trên điện thoại sẽ không nhìn thấy ảo giác màu sắc này.

Dù có rất nhiều lời giải thích được đưa ra theo cách khoa học, một người xem vui vẻ cho rằng: "Nếu không cố gắng quan sát, rõ ràng bạn sẽ thấy những chấm khác màu. Bạn có thể cố gắng 'đánh bại' ảo giác bằng cách giải thích nó, nhưng bạn chỉ giải thích những gì chúng ta đã biết, nên thoải mái lên vì cái này để giải trí mà thôi".

Tỉnh táo lắm mới hiểu quy luật của trò đang khiến dân mạng cãi nhau

Clip ghi lại trò chơi ngược về quá khứ của nhóm bạn trẻ Sài Gòn khiến nhiều người xem không hiểu quy luật của nó là gì.

Đào Phương

Video: Linus Suter

Bạn có thể quan tâm