Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Dân tộc nào nam giới phải đi tu mới dễ lấy vợ, có lễ hội Ok om bok?

Ok om bok là lễ hội độc đáo diễn ra thường niên của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta.

Nguoi Khmer anh 1

Câu 1. Nam giới dân tộc nào đến 12 tuổi thường đi tu?

  • Nùng
  • Khmer
  • Chăm
  • Ba Na

Theo tín ngưỡng của người Khmer, nam giới từ tuổi 12 trở lên sẽ được gia đình gửi vào chùa tu để được học giáo lý nhà Phật; học chữ, nghề, báo hiếu cha mẹ, rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức. Đi tu được coi như một nghĩa vụ xã hội của nam giới Khmer.

Nguoi Khmer anh 2

Câu 2. Trong thời gian đi tu, đàn ông Khmer được gọi là…?

  • Sadi
  • Thích ca
  • Tiểu đồng
  • Đạo sĩ

Trong thời gian tu hành, nam giới Khmer được gọi là Sadi. Đến năm 20 tuổi, các Sadi được làm lễ để tu tiếp hoặc xin hoàn tục, trở về đời thường lấy vợ, làm ăn, nếu thấy mình đã hết phước tu. Thanh niên xuất gia tu học, am hiểu thuần thục đạo lý, thông thạo chữ nghĩa, nhất là tiếng Phạn được xã hội Khmer trọng vọng và được xếp vào hàng ngũ trí thức.

Nguoi Khmer anh 3

Câu 3. Khu vực nào có nhiều người Khmer sinh sống nhất?

  • Đông Nam Bộ
  • Tây Nam Bộ
  • Tây Nguyên
  • Nam Trung Bộ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nước ta hiện có hơn 1,3 triệu người Khmer sinh sống, tập trung nhiều tại Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long.

Nguoi Khmer anh 4

Câu 4. Hoa nào không thể thiếu trong lễ cưới của người Khmer?

  • Hoa muống biển
  • Hoa cau
  • Hoa súng
  • Hoa sen

Theo sách "Người Khmer ở Nam Bộ", lễ cưới của người Khmer kéo dài trong 3 ngày với lễ chính là ngày thứ hai. Hoa cau là lễ vật không thể thiếu trong đám cưới của người Khmer. Nó tượng trưng cho sự trong trắng của con gái, vừa biểu thị lòng biết ơn đối với cha mẹ, anh chị. Mẹ cô dâu là người được mở bông cau trong lễ mở buồng cau.

Nguoi Khmer anh 5

Câu 5. Tết của người Khmer có tên là?

  • Prơ-Giê-Râm
  • Yang Pa
  • Chôl Chnăm Thmây
  • Nhô Lir Bông

Tết cổ truyền của người Khmer là Chôl Chnăm Thmây. Ngày này mang ý nghĩa đón mừng năm mới, hy vọng đem lại những điều may mắn. Tết Chôl Chnăm Thmây được tổ chức vào tháng ba âm lịch, thường kéo dài 3-4 ngày để con cháu khắp nơi tụ họp. Trong những ngày này, mỗi gia đình Khmer chuẩn bị bánh trái, hoa quả vào chùa cúng Phật và dâng chư tăng.

Nguoi Khmer anh 6

Câu 6. Trang phục truyền thống của người Khmer?

  • Xà rông
  • Áo pắn
  • Khăn piêu
  • Xà cạp

Người Khmer có nhiều trang phục, trong đó xà rông là trang phục truyền thống dành cho cả nam và nữ. Xà rông là mảnh thổ cẩm, trang trí nhiều họa tiết hoa văn, trong đó trái trám là hoa văn chủ đạo, rộng khoảng 1 m, dài 3,5 m, khi mặc cuốn lại che nửa người phía dưới.

Nguoi Khmer anh 7

Câu 7. Tỉnh nào có gần 70 ngôi chùa do người Khmer xây dựng?

  • An Giang
  • Sóc Trăng
  • Trà Vinh
  • Kiên Giang

Tỉnh An Giang hiện giữ kỷ lục với gần 70 ngôi chùa Khmer, trong đó tập trung chủ yếu ở hai huyện biên giới Tịnh Biên và Tri Tôn. Chùa của người Khmer được xem như biểu tượng văn hóa vật chất, tinh thần của đồng bào với những đặc điểm kiến trúc hết sức độc đáo và đặc sắc.

Hổ phách triệu năm tuổi có tác dụng gì, vì sao quý hơn vàng?

Được hình thành từ nhiều triệu năm trước, hổ phách là thứ rất quý giá, đắt đỏ, chỉ dành cho giới thượng lưu lắm tiền.

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn: Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam,

Bạn có thể quan tâm