Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Dân tộc nào ở Việt Nam có tục 'ăn Tết lại'?

54 dân tộc Việt Nam mang bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng, cùng với đó là những phong tục đón năm mới rất độc đáo và thú vị.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 1

Câu 1: Theo phong tục Tết cổ truyền, người Việt dựng cây nêu từ ngày nào?

  • 23 tháng chạp
  • 27 tháng chạp
  • 30 Tết

Cây nêu là biểu tượng thiêng liêng ngày Tết của nhiều dân tộc Việt Nam giúp xua đuổi xui xẻo, mang lại may mắn cho năm mới. Cây nêu thường được dựng vào 23 tháng chạp, cũng là ngày Táo quân về trời. Theo quan niệm truyền thống, Táo quân vắng mặt từ ngày này đến đêm giao thừa, ma quỷ thường nhân cơ hội "lẻn" về quấy nhiễu. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu và ngày làm lễ dỡ cây nêu xuống (mùng 7 Tết) gọi là hạ nêu. Ảnh: @tungdt.do.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 2

Câu 2: Người Sán Dìu ăn gì vào sáng mùng 1 Tết?

  • Xôi đỏ
  • Cháo chay
  • Khau nhục

Sáng mùng 1 Tết, người Sán Dìu không ăn đồ mặn mà ăn cháo chay. Cháo được nấu bằng các nguyên liệu gạo nếp, đỗ xanh và đường. Trên mâm bao giờ cũng có 5 bát cháo. Trong lễ chay, thầy cúng và chủ nhà gõ chùm chòe, thanh lao, thổi tù để mời quân nam binh về ăn Tết, phù hộ cho gia chủ và bản làng. Ảnh: Wanderlusttips.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 3

Câu 3: Theo truyền thống của người Nùng, sáng mồng 1 Tết, con rể mới phải đi Tết bố mẹ vợ lễ vật gì?

  • Khẩu sly
  • Gà thiến
  • Thủ lợn

Sáng mồng 1 Tết, những chàng rể mới người Nùng phải lo đi Tết bố mẹ vợ, mang theo các lễ vật gồm một đôi gà thiến, các loại bánh và hoa quả. Có nơi đồ lễ còn gồm hàng chục cái bánh chưng, nơi khác nhất thiết phải có miếng thịt treo cắt dọc con lợn. Trong khi, các chàng rể lâu năm có phần đơn giản hơn về thủ tục, lễ vật chủ yếu của họ là bánh chưng và thịt lợn. Ảnh: Dân tộc và Phát triển.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 4

Câu 4: Dân tộc nào có tục ăn Tết lại?

  • Phù Lá
  • Tày
  • Mông

Tết của dân tộc Tày bắt đầu từ 30 tháng chạp và kết thúc vào khoảng sáng mùng Ba (với lễ tạ tổ tiên). Mùng Bảy, họ bắt đầu ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến ngày 15, họ ăn Tết lại, gần giống người Kinh ăn rằm tháng Giêng, nhưng người Tày gọi là ăn Tết lại. Ảnh: Pinterest.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 5

Câu 5: Trong dịp Tết, người Mông dán giấy bạc lên tường và các công cụ sản xuất vào ngày nào?

  • 30 Tết
  • Mùng 1 Tết
  • Mùng 3 Tết

Ngày 30 Tết, người Mông cắt giấy bạc thành hình những đồng tiền, sau đó, dán lên bàn thờ, tường và các công cụ sản xuất. Họ cũng mang cuốc, xẻng cùng các công cụ sản xuất khác vào nhà và đặt dưới bàn thờ, với ý nghĩa mọi đồ vật cũng được ăn Tết như con người. Ảnh: Phapluatplus.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 6

Câu 6: Sáng mồng 1 Tết, người Mường mang lễ cúng gồm một con cá diếc và một cái bánh chay cho ai ăn trước? 

  • Người lớn tuổi nhất trong nhà
  • Trẻ con
  • Con trâu

Trong đêm giao thừa của người Mường, thủ tục không thể thiếu là lễ cúng ngoài trời gồm một con cá diếc và một cái bánh chay. Sáng ra, lễ này được mang cho con trâu ăn trước. Vì cũng như người Kinh, họ quan niệm “con trâu là đầu cơ nghiệp”, cho trâu ăn trước để có sức làm việc. Ảnh: Phạm Lự.

phong tuc ngay Tet cua cac dan toc Viet Nam anh 7

Câu 7: Tại sao người Thái ở Nghệ An nhất định phải cúng cá trong mâm cơm đầu năm?

  • Cá là biểu tượng mang lại may mắn
  • Cầu bình yên và no ấm
  • Tưởng nhớ tổ tiên

Theo cụ Hà Vĩnh Hoa, già làng ở bản Khe Choăng (Châu Khê, Con Cuông, Nghệ An), nguồn cội xa xưa của người Thái là những bản làng dân cư hình thành ven các sông, suối. Phong tục cúng cá đầu năm là truyền thống lâu đời, xuất phát từ lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên. Ảnh: Hồ Phương.

Kinh nghiệm du ngoạn miền Tây dịp Tết Nguyên đán

Để kỷ niệm 5 năm tình bạn, một độc giả của Zing.vn nhờ bạn đọc tư vấn địa điểm du lịch ở miền Tây trong dịp Tết Âm lịch sắp đến.


Uyên Hoàng

Bạn có thể quan tâm