Dân Trung Quốc càn quét các khu du lịch trong dịp Tết
Thứ ba, 31/1/2017 13:35 (GMT+7)
13:35 31/1/2017
Từ Tây Hồ ở Hàng Châu đến Thiếu Lâm Tự ở Hà Nam, các điểm du lịch nổi tiếng ở quốc gia đông dân nhất thế giới đều ken đặc người trong những ngày Tết Nguyên Đán.
Hôm 29/1, tức mùng 2 Tết Đinh Dậu, dòng người nườm nượp đổ về thắng cảnh Hồ Tây ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trang 163 cho biết thời tiết đẹp nên người đi chơi rất đông, đường đi ven hồ biến thành biển người còn ghe thuyền dưới hồ đi lại tấp nập vẫn không đủ cung ứng. Ảnh: Chinanews.
Theo dữ liệu của Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (CNTA), tính riêng trong ngày đầu năm mới, hơn nửa triệu người đã đến hồ Tây, tăng 22,83% so với năm ngoái. Ảnh: Chinanews.
Từ chiều mồng 1 Tết, người dân đã kéo về khu vực Miếu Thành Hoàng - Dự Viên ở Thượng Hải gây nên cảnh tượng đông đúc, chen lấn. Ảnh: 163.
Lực lượng an ninh được tăng cường ở mức cao nhất, điều khiển dòng người đi theo một chiều ra vào di tích nhà vườn cổ. Cảnh tượng này dự kiến kéo dài đến Tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng Giêng. Ảnh: 163.
Theo Global Times, CNTA ước tính khoảng 343 triệu lượt người đi du lịch trên toàn quốc trong dịp Tết năm nay. Ảnh: 163.
Người dân du xuân tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, trong ngày đầu năm. CNTA cho biết chỉ tính riêng mồng 1 Tết, lượng khách du lịch trên toàn Trung Quốc đạt 65,2 triệu người với tổng doanh thu đạt 76 tỷ nhân dân tệ (11,1 tỷ USD). Ảnh: Xinhua.
Như mọi năm, chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam thu hút rất đông khách đến thăm dịp năm mới. Ảnh: Chinanews.
Mồng 3 Tết, xe hơi đỗ chật kín trong bãi đỗ xe của khu du lịch núi Phổ Đà, một trong "Phật giáo tứ đại danh sơn", ở thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: 163.
Du khách phải xếp hàng 2 tiếng mới đến lượt đi cáp treo vượt sông Trường Giang tại thành phố Trùng Khánh. Theo 163, tình trạng này diễn ra trong cả 3 ngày Tết. Ảnh: cqwb.com.
Lì xì hay mừng tuổi dịp Tết có thể xem là môn khoa học: bạn làm sao để vừa không bị xem là keo kiệt khi cho quá ít vừa không khiến mình "viêm màng túi" vì cho quá nhiều.
Như một truyền thống, đêm giao thừa và ngày đầu năm mới âm lịch, người dân tại nhiều nước châu Á thường đến viếng đền chùa để cầu xin an lành, hạnh phúc.
Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ cũng tương tự Tết Nguyên Đán tại Việt Nam. Dù từng bị cấm đoán, những phong tục truyền thống vẫn vẹn nguyên trong tâm thức người dân du mục.