Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đăng ảnh vợ lên mạng trả thù vì không nhận được của hồi môn

Puneet (Ấn Độ) bị bắt giữ vì đăng ảnh, số điện thoại của vợ lên mạng do không nhận được của hồi môn là một chiếc xe máy.

Khi kết hôn, Puneet, sống tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ), yêu cầu của hồi môn của vợ là một chiếc xe máy song phía nhà gái không thể đáp ứng.

Vì tức giận, Puneet đăng ảnh cùng số điện thoại của vợ lên mạng xã hội để trả thù. Thậm chí tại một số bài đăng, người này còn khuyến khích mọi người trêu chọc, dùng từ ngữ khiếm nhã để nói chuyện với vợ mình.

Theo Gulf news, sau khi kết hôn, Puneet thường xuyên mắng nhiếc, đánh đập vợ vì cô không thể chuẩn bị của hồi môn là một chiếc xe máy cho mình.

Quá đau khổ vì phải chịu sự hành hạ của chồng, vợ Puneet chạy về nhà bố mẹ đẻ. Điều này càng khiến Puneet giận dữ, quyết định đăng ảnh và số điện thoại vợ lên mạng xã hội.

Sau khi bị quá nhiều người gọi điện quấy rối, làm phiền, vợ Puneet đã tố cáo lên chính quyền. Theo truyền thông địa phương, vợ Puneet còn gọi anh là "bị cáo" trong đơn khiếu nại.

"Chúng tôi đã bắt giữ Puneet vào 1/6. Hành động của anh ta sẽ phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật", một cảnh sát cho biết.

dang anh vo len mang tra thu anh 1
Của hồi môn là gánh nặng đối với nhiều phụ nữ Ấn Độ. Ảnh: Stock image.

Vụ việc của Puneet được chia sẻ trên mạng đã dấy lên làn sóng tranh luận về hủ tục của hồi môn tại Ấn Độ.

Của hồi môn hay "Dahej" là số tài sản, hàng hóa có giá trị (trang sức, tiền mặt hay quần áo) mà mỗi cô dâu cần mang theo khi về nhà chồng. Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, của hồi môn chính là phần tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi về nhà chồng.

Từ năm 1961, tập tục này đã bị coi là bất hợp pháp ở Ấn Độ với Đạo luật Cấm của hồi môn, quy định rằng tiền, quà tặng được yêu cầu làm của hồi môn tại thời điểm cưới sẽ bị trừng phạt theo pháp luật. Cô gái đi làm dâu mà không có của hồi môn sẽ bị nhà chồng khinh bỉ, coi thường.

Tuy nhiên, hủ tục này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng Ấn Độ và trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình có con gái. Nhiều nhà hoạt động xã hội cho biết đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị bạo hành hoặc thậm chí tự sát do áp lực.

Ra tòa vì nhổ nước bọt, ném cốc vào mặt người giúp việc gia đình

Không chỉ buông lời xúc phạm, Jia Sheng (20 tuổi, Singapore) còn nhổ nước bọt, ném đồ vật vào người giúp việc của gia đình khiến bà bị thương khi hai người đang cãi vã.

Mai An

Bạn có thể quan tâm