Bắp chân khổng lồ gây chú ý của Jack Grealish. Ảnh: The Daily Star. |
Trong nhiều năm qua, tiền vệ 27 tuổi người Anh gây ấn tượng vì vẻ ngoài đặc biệt. Anh nổi bật không phải vì kiểu tóc undercut bảnh bao hay chiều cao đáng ngưỡng mộ. Điều gây chú ý của cầu thủ này chính là đôi bắp chân phình to bất thường, thứ mà anh tuyên bố 100% do di truyền.
Đôi chân di truyền của dòng dõi cầu thủ
Rạng sáng 5/12, Jack Grealish xuất hiện ở hàng ghế dự bị khi máy quay hướng về khu kỹ thuật của tuyển Anh. Người hâm mộ ấn tượng bởi kích thước bắp chân của Grealish, nhất là khi đặt cạnh bắp chân của đồng nghiệp đang khoác áo Man United.
"Bắp chân của Grealish phải to gấp đôi Rashford", một CĐV nhận xét. "Popeye phiên bản đời thực phải không?", người hâm mộ thứ hai trầm trồ.
Trước đó, chia sẻ với truyền thông, Grealish hài hước nói: “Thực ra tôi chẳng phải làm gì. Tôi thừa hưởng đôi chân từ gia đình. Ông cố của tôi đã sở hữu bắp chân to khi chơi bóng và giờ tôi cũng vậy”.
Cầu thủ sinh năm 1995 tiết lộ ông cố của anh, William Garraty, là một cầu thủ nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nên Grealish bẩm sinh cũng có những tố chất để chơi bóng.
Nam cầu thủ 27 tuổi không tập bất kỳ bài bắp chân hay thói quen nào để tăng cơ bắp vùng này. Ngay từ khi sinh ra, bắp chân của Grealish đã to hơn bạn bè nhiều lần. Nhưng phải khi làm cầu thủ, điều này càng gây chú ý, nhất là khi anh thường xuyên đi tất thấp, không giống các cầu thủ khác.
Nhiều người cho rằng bắp chân quá khổ khiến anh phải đi tất thấp để tránh ảnh hưởng cơ bắp. Nhưng ngôi sao trị giá 100 triệu bảng của Manchester City khẳng định anh chỉ đi tất vì thói quen khó bỏ.
"Hồi 14, 15 tuổi, chúng tôi được Macron tài trợ Aston Villa và những chiếc tất thường bị co lại khi giặt. Khi tập luyện, tôi không thể xỏ chúng qua bắp chân, tất quá nhỏ. Vì vậy, tôi bắt đầu đeo chúng xuống dưới bắp chân khi tập luyện" anh giải thích.
Tiền vệ của MC tiết lộ anh thừa hưởng đôi bắp chân khổng lồ từ ông cố William Garraty, một cầu thủ nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19. Ảnh: The Guardian. |
Bắp chân to giúp ích gì cho cầu thủ?
Thông thường, các cầu thủ bóng đá có cơ chân to do tính chất của môn thể thao này. Bắp chân, cơ tứ đầu và gân kheo khỏe mạnh là điều cần thiết để cơ thể cầu thủ có thể phát huy tốt nhất khi chạy trên sân.
Đặc biệt, cơ bắp chân là quan trọng nhất, bất kể người chơi ở vị trí nào, vì chúng cải thiện đáng kể sau mỗi trận đấu.
Độ bền của chân, khả năng đổi hướng và bật nhảy nhanh là một số lợi ích mà bắp chân to, khỏe mang lại cho cầu thủ. Họ có thể tăng cơ bắp chân bằng những bài tập như squat, nâng tạ...
Nhưng đây cũng là bộ phận dễ mỏi nhất sau thời gian thi đấu. Đó là lý những cầu thủ như Grealish thường duỗi bắp chân trước mỗi trận đấu.
Bắp chân to tiết lộ điều gì?
Các nhà khoa học cho rằng kích thước bắp chân phần lớn được quyết định bởi di truyền học, nhưng luyện tập cũng là cách hiệu quả để tăng cơ bắp vùng này. Bắp chân to còn liên quan nhiều vấn đề sức khỏe.
Một nghiên cứu trên 6.265 người cho thấy bắp chân càng to thì nguy cơ đột quỵ càng nhỏ. Bất kể tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) và các yếu tố rủi ro mạch máu khác, bắp chân của những người càng to thì càng ít chất béo tích tụ (mảng bám tích tụ trong động mạch). Đồng nghĩa, họ có nguy cơ bị hẹp, bệnh động mạch cảnh, đột quỵ thấp hơn. Nguyên nhân có thể là bắp chân to giúp cơ thể có nơi khác để dự trữ chất béo.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho rằng bắp chân của một người càng nhỏ thì nhịp tim khi nghỉ của họ càng cao. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao, hoặc bất cứ nhịp nào trên 100 nhịp/phút đều liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong.
Những vận động viên chạy đường dài hoặc bộ môn thể thao khác thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn. Vì vậy, họ cũng có bắp chân to hơn. Tuy nhiên, nếu nhịp tim nghỉ ngơi quá thấp, người đó có thể bị ngất xỉu.
Kích thước bắp chân là chỉ số về khối lượng cơ bắp trên toàn bộ cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng của ai đó. Chu vi bắp chân càng lớn thì cơ ruột thừa và cơ xương của người đó càng nhiều. Bắp chân khỏe có thể giúp chúng ta đứng vững hơn.
Bắp chân to còn liên quan các vấn đề về gan. Nghiên cứu phát hiện chu vi bắp chân lớn hơn có liên quan sự tích tụ nhiều lipid hơn. Bác sĩ có thể dựa trên điều này để sàng lọc người gặp vấn đề về gan.
Cơ xương mòn dần theo tuổi tác và bắp chân cũng không ngoại lệ. Quá trình này được gọi là thiểu cơ, có thể bắt đầu sớm nhất ở tuổi 40 và tăng dần từ đó nhưng phổ biến nhất ở nhóm cao niên.
Những cuốn sách hay về thể thao
Tủ sách thể thao mang tới những câu chuyện thể thao quá khứ và hiện tại, những bí mật hậu trường, những giải đấu, ký ức của những cựu danh thủ, HLV, các huyền thoại như Sir Alex Ferguson, Steven Gerrard, Park Hang-seo, Lê Công Vinh...