Mối nguy hiện hữu
Chỉ mới 35 tuổi nhưng anh Trần Anh T. ở ngụ quận 3, TP.HCM đã có “thâm niên” 2 năm mắc bệnh cao huyết áp lẫn tiểu đường. Vừa bước ra khỏi phòng khám của Bệnh viện Nhân dân 115, anh T. ngao ngán: “Cơ thể cứ lừ đừ, rã rời nên lười làm việc lắm. Điều trị nhiều thuốc tây, thuốc ta cũng chưa ăn thua”. So với trọng lượng trung bình, anh T. dư cân và ít vận động bởi hoàn cảnh công việc.
Theo kết luận của bác sĩ, ngoài tiểu đường, huyết áp, anh T. còn bị rối loạn mỡ máu. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa khá phổ biến, có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ít có triệu chứng rõ ràng, không biểu hiện cụ thể, trừ khi có các biến chứng như tai biến mạch máu não, xơ vữa mạch máu.
Theo TS-BS Phan Nguyễn Thanh Bình, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hội chứng chuyển hóa mỡ máu (lipid máu) của người trưởng thành ở TP.HCM gia tăng đột biến. Qua điều tra mới đây, có 77,8% người béo phì bị rối loạn chuyển hóa lipid và 35,6% rối loạn chuyển hóa đường. Còn GS-TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, đánh giá trung bình cứ 2 người ở thành thị có 1 người thừa cholesterol, cứ 3 người cao tuổi lại có 2 người thừa cholesterol. Đây là tỷ lệ đáng lo ngại bởi tình trạng cholesterol máu cao có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe, đặc biệt vấn đề về tim mạch.
Mỗi 6 tháng phải đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để biết được bệnh tật của mình. |
Theo các chuyên gia y tế, hoạt động tế bào suy giảm, lối sống và dinh dưỡng thiếu hợp lý dễ gây rối loạn mỡ máu, dẫn đến gan nhiễm mỡ, tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…
Theo GS-TS Phạm Gia Khải, các nghiên cứu nhận thấy người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường, là nguyên nhân gây nên các bệnh cao huyết áp, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, tiểu đường, béo phì. Điều đáng nói, theo số liệu tổng kết của Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua, bệnh viện đã phát hiện nhiều trẻ mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Trong số 1.709 trẻ được điều tra có 160 trẻ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, số còn lại chưa có triệu chứng lâm sàng nhưng có nguy cơ cao cần được xét nghiệm sàng lọc. Số trẻ mắc bệnh được chẩn đoán đã phát hiện 23 rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác nhau của các axit hữu cơ, axit amin, axit béo, thiếu hụt chu trình urea…
Tuy nhiên, đáng quan ngại, đa phần trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa được phát hiện muộn, có tới 90% chưa phát hiện bệnh tại cộng đồng và khả năng phục hồi lâu dài.
Gia tăng báo động
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, các bệnh rối loạn chuyển hóa đang gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Hội chứng chuyển hóa là những rối loạn gồm: rối loạn lipid máu, béo bụng, tăng huyết áp, tăng axit uric máu, thừa cân, béo phì, rối loạn dung nạp đường huyết. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), đái tháo đường và gout.
Đại diện Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tỷ lệ người có hội chứng chuyển hóa đang tăng nhanh ở các lứa tuổi. Các nghiên cứu do nhóm chuyên gia thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Chiến lược và chính sách y tế tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa, thực hiện cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở người từ 55 - 64 tuổi là hơn 20%.
Hội chứng chuyển hóa cũng gia tăng ở lứa tuổi học đường. Điều tra của các chuyên gia thuộc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thực hiện với 442 học sinh tại một số trường tiểu học cho thấy 27% học sinh khối 1 béo phì.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM nhìn nhận, rối loạn chuyển hóa mỡ máu đang phổ biến ở học sinh, nhất là lứa tuổi tiểu học. “Cần có các can thiệp điều trị, xác định các yếu tố nguy cơ về tim mạch và có hướng điều trị phù hợp để giúp các em học sinh phát triển hài hòa”, BS Diệp băn khoăn.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp cải thiện các bệnh rối loạn chuyển hóa. Về mặt dinh dưỡng, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, cho rằng thức ăn nhiều chất béo và cholesterol là những yếu tố gây nên bệnh rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, người mắc bệnh, nhất là rối loạn mỡ máu cần chế độ ăn giảm đạm, hạn chế ăn nội tạng động vật, chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc các dầu có axit béo no bão hòa.
Ngoài ra có thể dùng các tinh chất thiên nhiên được chiết xuất như GDL-5 có trong Faz khi chứa các thành phần sinh học quý của policosanol sẽ giúp tế bào hoạt động khỏe, tiếp nhận cholesterol được tốt hơn.
Với cơ chế tăng hoạt hóa receptor tế bào, GDL-5 giúp chuyển hóa LDL thành HDL, ngăn cholesterol bám vào thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu, ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim và tránh nguy cơ tái phát lại.
Lời khuyên từ các chuyên gia tim mạch là song song với bổ sung dưỡng chất thiên nhiên GDL-5 có trong Faz, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ thì sẽ có cuộc sống lâu dài hơn. Cụ thể nên hạn chế những yếu tố tăng khả năng mắc bệnh như thuốc lá, uống nhiều rượu bia, stress…Bên cạnh đó, thiết lập cho mình chế độ ăn hợp lý, giữ cân nặng ở mức độ thích hợp và tập thể dục đều đặn để bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhồi máu cơ tim.