Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đánh ông già, đâu rồi xã hội văn minh?

Câu chuyện thanh niên đánh cụ già trên đường, việc không nhường ghế cho người già trên xe lửa rình rang trên mạng xã hội khiến nhiều người suy nghĩ về lòng tốt và cách ứng xử.

Ông Nguyễn Tiến Danh, chủ tịch Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng nhìn nhận: “Nhiều bạn trẻ, thanh niên trai tráng nhưng rất thờ ơ, trên xe bus thấy cụ già đứng nhưng không ai tự giác, người này chỉ biết nhìn người kia hoặc thậm chí hồn nhiên chơi game, nghe nhạc cho đến khi tài xế hoặc nhân viên xe bus lên tiếng”.

Nhường chỗ cho người già trên tàu - cần sự sòng phẳng!

Câu chuyện nhường hay không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ trên tàu trở thành tâm điểm của mạng xã hội với rất nhiều ý kiến trái chiều.

Sao nỡ đánh người già?

Câu chuyện về một thanh niên đánh người già từng dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về thái độ cư xử với người lớn tuổi trong giới trẻ VN.

“Hành vi đánh người vốn không đúng, đây lại là thanh niên hành hung một cụ già đáng tuổi ông mình thì không thể chấp nhận. Người hiểu biết và có giáo dục sẽ không ai chọn cách cư xử như thế”, Thanh Tâm, một sinh viên bức xúc.

Hình ảnh đẹp trên đường phố Sài Gòn.
Hình ảnh đẹp trên đường phố Sài Gòn.

Chị Tâm Phương (Vĩnh Long) cũng lên án hành vi đánh người già và cư xử hỗn hào, vô lễ của một bộ phận thanh niên: “Đáng tuổi con cháu, nhưng mình thấy nhiều bạn trẻ ra đường mà đụng chuyện với người lớn tuổi là hùng hổ, chửi bới thậm chí muốn đánh nhau”.

Mới đây, bài viết trên Facebook của Nguyễn Huyền lên tiếng về chuyện lên tàu lửa và không muốn nhường tầng 1 cho một cụ già. Huyền cho biết trong cả chiều đi lẫn chiều về của tuyến Hà Nội - Vinh, họ đều được đề nghị nhường vé cho người già và trẻ con trong đoàn.

Huyền cho rằng mình không đồng ý nhường vì người muốn đổi không hề đề cập hay có ý gì muốn đền lại phần chênh lệch giá giữa tầng 1 và 2, trong khi đây là cả một chặng đường mấy trăm cây số.

“Tại sao lại muốn có quyền lợi nhưng lại không cư xử công bằng?”, Huyền nói.

Nhiều ý kiến đồng tình mà cũng không ít phản đối dành cho Huyền. “Người già là trường hợp ngoại lệ và nên cư xử theo “luật bất thành văn” trong xã hội, sao lại cân đong đo đếm thiệt hơn. Giờ bạn còn trẻ khỏe, có thiệt thòi chút cũng là cái nghĩa ở đời chứ”, Hoa Hồng (quận 1, TP HCM) đặt vấn đề.

Bạn Cảnh Dương (Đại học Nông Lâm TP HCM) cho biết khi đến siêu thị mua sắm, Dương nhiều lần gặp trường hợp bạn trẻ nhưng lại giành chỗ đứng trước người già. “Các bác dễ tính nên không nói gì chứ gặp người khác lại có chuyện liền”, Dương nói.

Câu chuyện của người trong cuộc

Bà Hường Ngọc (phường Tân Định, quận 1, TP HCM) nhận định: “Chuyện người trẻ có thái độ, hành vi cư xử vơi già thiếu lịch sự, tôn trọng hiện nay rất phổ biến. Nó xuất hiện nhan nhản từ trong nhà đến ngoài ngõ”.

Bà Ngọc kinh doanh gia vị tại chợ Tân Định, nhiều lần khi bạn trẻ đến mua hàng, dù bà đã chủ động xưng hô “bà - con” để nhắc nhở về sự chênh lệch tuổi tác. Tuy nhiên, theo bà Ngọc, các bạn trẻ vẫn có thái độ không quan tâm, trả lời trống không, thậm chí hỏi cộc lóc vài ba câu rồi bỏ đi không nói lời nào.

“Khi ra đường, nếu lỡ tụi nhỏ va quẹt với mình thì bất kể ai đúng ai sai, tụi nó vẫn cứ đỗ lỗi do người già, mắt không còn nhìn rõ”, bà Ngọc kể lại.

Ông Văn Sáu (Bến Tre) cùng chung nhận xét khi cho rằng một bộ phận bạn trẻ đã quên đi truyền thống “kính già già để tuổi cho” của dân tộc.

Ông Sáu cho biết, ban đầu gặp những trường hợp người trẻ có thái độ thiếu tôn trọng mình, ông có chút buồn phiền và nhiều lần chấn chỉnh. Nhưng về sau, khi hiện tượng này càng ngày càng nhiều, nhất là với những người không họ hàng thân thiết, ông đành bỏ qua.

“Nhiều đứa nói chuyện với mình mà như nói với bạn bè cùng trang lứa với nó”, ông Sáu cho hay.

Trong khi đó, bà Hồng (quận 11, TP HCM) cho rằng, người trẻ nên tôn trọng người già, người lớn tuổi hơn. Tôn trọng không phải thể hiện ở chỗ nhường ghế xe bus hay dắt tay qua đường mà nó thể hiện ở thái độ khi giao tiếp. “Khi được nhường quyền ưu tiên gì đó, chúng tôi rất vui nhưng vẫn sẽ từ chối nếu thấy sức khỏe mình vẫn tốt”, bà Hồng khẳng định.

Sao không tuyển ngay ông bố 9X giơ bảng xin việc giữa đường?

"Anh dũng cảm chấp nhận làm bố khi còn rất trẻ. Đương nhiên, anh cũng sẽ có trách nhiệm với những người tin tưởng giao công việc cho mình" - độc giả Đặng Sinh chia sẻ.

Kính trọng người già thể hiện văn minh xã hội

ThS. tâm lý Đào Lê Hòa An (Ủy viên Hội Tâm lý học Việt Nam) cho biết người lớn tuổi có sự biến đổi về tâm lý và sức khỏe rất khác biệt, họ thường dễ sợ sệt, bất lực trước những ý muốn của mình nên rất cần sự trợ giúp, hỗ trợ từ cộng đồng.

“Tôi từng chứng kiến nhiều bạn trẻ rất dứt khoát trong việc nhường ghế xe bus cho người lớn tuổi. Dù vậy, cũng không ít trường hợp giả vờ ngủ hoặc đọc sách để khỉ phải nhường”, ông An cho hay.

Theo ông Hòa An, việc kính trọng người già là việc nên làm nhưng trong nhiều trường hợp khi họ cảm thấy đủ chủ động trong các tình huống thì họ vẫn có thể từ chối để đảm bảo quyền lợi cho những bạn trẻ. Khi đó, người lớn vẫn cảm kích và trân trọng.

“Việc nhường nhịn, giúp đỡ người lớn tuổi phải xuất phát từ lòng tự nguyện”, ông An nói.

Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu (ĐH KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP HCM) nói rằng, việc giúp đỡ người già là việc nên làm, mỗi người phải biết cân nhắc trong từng trường hợp để hành xử cho đúng đắn.

“Đứng trước những sự việc cần sự giúp đỡ đặc biệt là người già hoặc trẻ em, chúng ta cần thể hiện lòng hảo tâm và sự tương thân, tương ái của mình. Nếu việc mình giúp không tổn hại hoặc tổn hại rất ít đến quyền lợi của mình mà đối tượng được giúp đỡ lại nhận được nhiều giá trị thì chúng ta nên hết lòng giúp đỡ”, tiến sĩ Lý Tùng Hiếu phân tích.

Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu cho rằng cách ứng xử với người lớn tuổi ở nông thôn và thành thị có nhiều nét khác nhau.

Đặc thù vùng thôn quê, mọi người quen biết nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lại đối với cuộc sống, người già vẫn có những vai trò nhất định nên họ được kính trọng và dành sự giúp đỡ bởi những người trẻ.

Còn đối với đời sống thị thành đông đúc, phức tạp và đầy cạnh tranh, nhiều người ít có động lực và thói quen giúp đỡ, nhường nhịn những người lớn tuổi không quen biết.

Tiến sĩ Hiếu cũng chia sẻ, việc giáo dục lòng nhân ái và ứng xử văn minh phải được dạy từ ghế nhà trường bằng những bài học thiết thực.

"Xã hội cũng cần có những quy chuẩn về cư xử văn minh, lịch sự được ban hành hẳn hoi để mọi người theo đó hành xử theo quy định trước, sau đó sẽ thành thói quen và ý thức. Bên cạnh đó những người trẻ cũng nên tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, giúp đỡ người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một cách có tổ chức và hiệu quả. Mỗi người ý thức được việc giúp đỡ những người khó khăn hơn mình là điều tự nguyện, có ý nghĩa và nên làm”, tiến sĩ Lý Tùng Hiếu đúc kết.

Người mẹ đơn thân chạy xe máy một mình đi sinh con

"Một mình mẹ loay hoay chăm con trong bệnh viện, lo cho con từng miếng sữa, giấc ngủ... Nhìn mẹ, người ta xì xầm bàn tán gì đó về hai mẹ con mình" - Xuân Nghi viết.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/tieu-diem/20150821/nhuong-nhin-nguoi-gia-co-ngoai-le-khong/955887.html

Theo Đặng Tươi - Minh Mẫn - Khoa Nguyên - Mạnh Khang/Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm